Thứ bảy, 3/05/2025
27 C
Ho Chi Minh City

Cầu Vàm Cống và Cao Lãnh sẽ hoàn thành trong năm nay

Kinh tế Sài Gòn Online

Kinh tế Sài Gòn Online

Cầu Vàm Cống và Cao Lãnh sẽ hoàn thành trong năm nay

Lê Anh

(TBKTSG Online) - Hai cây cầu quan trọng và quy mô lớn ở vùng Đồng bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) là cầu Vàm Cồng và Cao Lãnh sẽ hoàn thành trong năm nay.

Cầu Vàm Cống và Cao Lãnh sẽ hoàn thành trong năm nay
Vị trí cầu Vàm Cống và cầu Cao Lãnh ở vùng ĐBSCL - Ảnh: TL

Theo thông tin từ Cổng thông tin điện tử Chính Phủ, hôm nay 22-6, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng đã đi kiểm tra hàng loạt các dự án giao thông lớn ở ĐBSCL như tuyến Quản Lộ - Phụng Hiệp; Lộ Tẻ - Rạch Sỏi; cầu Vàm Cống và Cao Lãnh…

Theo báo cáo của Bộ Giao thông Vận tải, cầu Vàm Cống đã được lắp nhịp dầm thép vào tháng 3-2017. Dự kiến đến tháng 9-2017 sẽ hợp long cầu, đến tháng 11-2017  sẽ hoàn thành toàn bộ công trình.

Cầu Vàm Cống là một phần của dự án kết nối khu vực trung tâm ĐBSCL. Cầu bắc qua sông Hậu, nối giữa địa phận huyện Lấp Vò (Đồng Tháp) và quận Thốt Nốt (Cần Thơ). Cầu có chiều dài 2,97 km, còn nếu tính cả đường dẫn hai đầu cầu thì sẽ có chiều dài 5,75 km.

Cầu được xây dựng với 4 làn xe cơ giới và 2 làn xe thô sơ, vận tốc thiết kế 80 km/giờ. Dự án có tổng mức đầu tư 271,58 triệu đô la Mỹ (tương đương 5.687 tỉ đồng Việt Nam) bằng nguồn vốn ODA ưu đãi của Hàn Quốc và vốn đối ứng của Chính phủ Việt Nam.

Cầu Vàm Cống sau khi hoàn thành sẽ thay thế phà Vàm Cống hiện nay.

Còn dự án cầu Cao Lãnh cũng đang thi công đúng tiến độ, dự kiến cây cầu này cũng sẽ hoàn thành vào tháng 11-2017. Cầu Cao Lãnh cũng là cầu dây văng bắc qua sông Tiền, nối liền thành phố Cao Lãnh và huyện Lấp Vò của tỉnh Đồng Tháp.

Theo thiết kế, cầu có chiều dài 2.015 mét, rộng 24,5 mét cho 4 làn xe cơ giới và 2 làn xe thô sơ. Tổng vốn đầu tư cầu Cao Lãnh hơn 3.000 tỉ đồng bằng nguồn vốn viện trợ không hoàn lại của Chính phủ Australia, vốn vay của Ngân hàng Phát triển châu Á (ABD) và vốn đối ứng của Việt Nam.

Cầu Cao Lãnh cùng với cầu Vàm Cống là hai cây cầu trọng điểm nằm trong Dự án giao thông kết nối trung tâm ĐBSCL.

Khi kiểm tra các dự án Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng, yêu cầu Bộ Giao thông vận tải phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các địa phương trong vùng rà soát quy hoạch, có kế hoạch khai thác sử dụng hợp lý nguồn cát, phục vụ nhu cầu cho các dự án giao thông, song không làm ảnh hưởng đến các dòng sông, đồng thời bảo đảm vấn đề về môi trường.

Ông Dũng cũng yêu cầu, Bộ Giao thông vận tải và các đơn vị hữu quan cũng cần nghiên cứu, tìm các vật liệu thay thế cát nền và cát xây dựng.

Mời xem thêm:

>> Dự án kết nối ĐBSCL sẽ được khởi công vào năm 2013

>> Xây cầu nối Cần Thơ với Đồng Tháp

 

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin mới