Chủ Nhật, 22/12/2024
27 C
Ho Chi Minh City

Có thêm 19 sản phẩm đạt OCOP 5 sao quốc gia

N.H

Kinh tế Sài Gòn Online

Kinh tế Sài Gòn Online

(KTSG Online) - Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP (mỗi xã một sản phẩm) 5 sao cấp Trung ương năm 2023 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) đã chọn được 19 sản phẩm để cấp chứng nhận 5 sao quốc gia từ 85 hồ sơ sản phẩm gửi lên từ các địa phương.

Nhiều địa phương kỳ vọng, việc tham gia OCOP và đạt chứng nhận 5 sao quốc gia sẽ giúp mở rộng thị trường thậm chí là hướng đến việc xuất khẩu trong tương lai. Ảnh minh họa: Tấn Châu

Theo TTXVN, hôm 17-5, Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP 5 sao cấp trung ương năm 2023 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT). Theo đó, trong 85 hồ sơ sản phẩm gửi lên từ các địa phương, hội đồng đã lại bỏ 66 sản phẩm và chỉ chọn 19 sản phẩm để cấp chứng nhận OCOP 5 sao quốc gia.

Theo Cục Chất lượng, Chế biến và Phát triển thị trường nông sản, Bộ NN&PTNT, nhờ có chương trình OCOP mà nhiều địa phương đã quy hoạch được các vùng nguyên liệu đặc sản, phát triển các ngành nghề nông thôn, đặc biệt là bảo tồn và phát triển nhiều làng nghề truyền thống. Quan trọng hơn, nhiều địa phương đã xem việc tham gia OCOP và đạt chứng nhận 5 sao quốc gia như là một "đại sứ thương hiệu" để mở rộng thị trường thậm chí là hướng đến việc xuất khẩu trong tương lai.

Bộ NN&PTNN lưu ý, ngoài việc tìm cách để nâng cao chất lượng sản phẩm, người sản xuất cần chú ý đến mẫu mã, bao bì chất lượng cao, trình bày đẹp… để thu hút người tiêu dùng và thể hiện được tính chuyên nghiệp của nhà sản xuất các sản phẩm OCOP.

Theo trang ocop.gov.vn, chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) thuộc Ban Chỉ đạo Trung ương các chương trình mục tiêu quốc gia, Bộ NN&PTNT được bắt đầu từ 2018. OCOP là chương trình phát triển kinh tế khu vực nông thôn theo hướng phát triển nội lực và gia tăng giá trị, là giải pháp, nhiệm vụ trong triển khai thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới.

Trọng tâm của chương trình OCOP là phát triển sản phẩm nông nghiệp, phi nông nghiệp, dịch vụ có lợi thế ở mỗi địa phương theo chuỗi giá trị, do các thành phần kinh tế tư nhân (doanh nghiệp, hộ sản xuất) và kinh tế tập thể thực hiện.

Nhà nước đóng vai trò kiến tạo, ban hành khung pháp lý và chính sách để thực hiện, định hướng quy hoạch các vùng sản xuất hàng hóa, dịch vụ, quản lý và giám sát tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm. Thêm vào đó là hỗ trợ các khâu như đào tạo, tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật, ứng dụng khoa học công nghệ, xây dựng thương hiệu, xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm, tín dụng.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin mới