(KTSG Online) - Không ít người đã bình luận theo kiểu mỉa mai khi đọc các bài báo nói về quy định người nuôi chim cảnh ở Huế phải đăng ký. Dù cơ quan chức năng đã giải thích việc đăng ký là đúng nhưng việc người dân hiểu sai cũng có một phần là do việc thực thi luật pháp cứ như đang "ngủ gật".
Hơn chục ngày qua, nhiều tờ báo đã đăng tin bài như “Chứng minh chim có nguồn gốc hợp pháp bằng cách nào, đăng ký nuôi chim cảnh thủ tục ra sao?”(1) hay “Huế: Khách uống cà phê mang theo chim phải chứng minh nguồn gốc”(2), “Khách uống cà phê mang theo chim phải xuất trình những giấy tờ gì?”(3) và dường như đang có cách hiểu khác nhau của người nuôi chim cùng kiểm lâm trong việc thực thi luật pháp.
Mặc dù đến nay không ai thống kê số lượng chim cảnh và số gia đình có nuôi chim cảnh nhưng đây là con số không hề nhỏ, có thể là có hàng triệu hộ gia đình đang nuôi hàng triệu con chim cảnh như chào mào, họa mi, cu gáy, vẹt, sáo, khướu…
Gần như ai cũng công nhận là thị trường chim cảnh hiện nay nếu dựa vào quy định là phải có giấy tờ chứng minh nguồn gốc xuất xứ thì rất hiếm có con chim cảnh nào có giấy tờ của cơ quan chức năng.
Thế nhưng, phần lớn người nuôi chim đang mặc định nghĩ là loại chim mà gia đình nuôi không phải trong danh mục động vật quý hiếm bậc I (cấm khai thác, mua bán) hay bậc II (hạn chế mua bán, khai thác, nuôi…) của Nhà nước, nên là hợp pháp.
Đó là lý do mà vụ người nuôi chim cảnh ở Huế mang đến quán cà phê “giao lưu chim hót” bị kiểm lâm yêu cầu chứng minh nguồn gốc làm xôn xao giới chơi chim cảnh, lắm người mỉa mai.
Tuy nhiên, vấn đề ở đây là khâu thực thi pháp luật về chim cảnh, chim hoang dã của nhà chức trách có vẻ như đang “ngủ gật”. Việc cơ quan chức năng, cụ thể là kiểm lâm các địa phương lâu lâu mới đột ngột phát hiện, bắt giữ vụ vận chuyển chim hay ngăn cản vụ thi chim cảnh nào đó lại viện dẫn luật pháp như vụ ở Đông Nam bộ cách nay chục năm và nay là ở Huế.
Kiểu thực thi luật như thế càng làm cho người nuôi chim, kinh doanh chim dễ nhầm tưởng “chẳng qua mình bị xui”.
Hơn chục năm về trước, từng có một vụ vận chuyển chim cảnh ở Đông Nam bộ bị kiểm lâm bắt giữ, sau đó thả về tự nhiên làm dậy lên câu hỏi: Với những loại chim trời, chim hoang dã không nằm trong danh mục quý hiếm thì có cần chứng minh nguồn gốc hay không khi mà thấy ai cũng nuôi được?
Từ năm 1992, Nhà nước đã ban hành danh mục động, thực vật rừng nguy cấp, quý hiếm và sau đó liên tục bổ sung. Việt Nam hiện cũng là thành viên của nhiều công ước quốc tế về bảo vệ động vật hoang dã, đòi hỏi phải kiểm soát chặt chẽ việc nuôi, buôn bán động vật hoang dã, bao gồm các loài chim cảnh phổ biến.
Quy định người nuôi chim cảnh, kinh doanh chim… phải chứng minh nguồn gốc xuất xứ đã có hơn 30 năm, cơ quan kiểm lâm nên tuyên truyền, vận động đồng loạt trên cả nước, đừng để người nuôi chim nghĩ mình bị xui, bị làm khó. Hơn nữa, kiểm lâm quy định chim cảnh phải có đăng ký, xác nhận nguồn gốc nhưng cho đến nay, gần như hiếm có địa phương nào tổ chức cho dân đăng ký, cũng hiếm ai biết quy trình đăng ký ở đâu, cần giấy tờ gì xác minh.
Không thể có chuyện quán cà phê ở Huế không cho treo chim cảnh “giao lưu” nếu không chứng minh nguồn gốc, còn quán các “cà phê chim” ở TPHCM thì sáng cuối tuần quán nào cũng treo hàng trăm lồng chim.
Đặc biệt hơn, thú chơi của người nuôi chim cảnh là mang chim thi hót các hội thi chim, "giao lưu" ở các quán cà phê, công viên ở các đô thị không lẽ mang kè kè theo giấy xác nhận từng con chim cảnh quá bất tiện nhưng không thấy cơ quan chức năng giải thích.
Do đó, chìa khóa quan trọng hiện nay là tăng cường truyền thông, tập huấn quy trình đăng ký chim cảnh rộng rãi, minh bạch hóa quy định để người nuôi và nhà kinh doanh biết rõ quyền lợi, nghĩa vụ của mình. Kiểm lâm các địa phương cần đồng hành hỗ trợ người nuôi chim, đơn vị kinh doanh chim cảnh xây dựng hệ thống xác nhận nguồn gốc thuận lợi, tiết kiệm thời gian, giảm phiền hà và khuyến khích nhập khẩu, mua bán chim có giấy tờ hợp pháp.
Lâu nay có câu "con chim quý phải ở lầu son", nay thì "con chim quý phải có giấy chứng nhận" mới là chim quý và còn nhiều việc mà kiểm lâm lẫn người nuôi chim cảnh phải làm để tuân thủ luật pháp.
(1) https://nld.com.vn/chung-minh-chim-co-nguon-goc-hop-phap-bang-cach-nao-dang-ky-nuoi-chim-canh-thu-tuc-ra-sao-196250514162300084.htm
(2) https://nld.com.vn/hue-khach-uong-ca-phe-mang-theo-chim-phai-chung-minh-nguon-goc-196250513105325208.htm
(3) https://plo.vn/khach-uong-ca-phe-mang-theo-chim-phai-xuat-trinh-nhung-giay-to-gi-post849590.html
Mới ngày nào hàng loạt tờ báo đăng thông tin thú chơi chim tao nhã, cà phê chim ở công viên Tao Đàn, rồi các báo đăng nhiều chim quý trị giá cả tỉ đồng mỗi con, 20 triệu đồng là loại chim bình dân. Nay xử lý sao số chim quý này, cơ quan kiểm lâm cũng nên nói rõ với dân.
Tôi có sân vườn trên sân thượng nuôi sinh sản chim chào mào đột biến mấy năm qua, vậy có cần giấy tờ gì không, đăng ký ở đâu vậy?
Đăng ký nuôi sinh sản động vật hoang dã đòi hỏi bạn phải chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ, đảm bảo tuân thủ các quy định pháp luật và đảm bảo an toàn sinh học. Dưới đây là những điều cần chú ý:
1. **Xin phép và đăng ký với cơ quan có thẩm quyền**:
– Thường là Chi cục Thú y, Chi cục Kiểm lâm hoặc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn nơi bạn đứng chân.
2. **Chuẩn bị các giấy tờ liên quan**:
– Đơn đề nghị đăng ký nuôi sinh sản động vật hoang dã.
– Giấy chứng nhận nguồn gốc hợp pháp của động vật (gấu, rùa, chim, hoặc các loài hoang dã khác).
– Giấy phép môi trường (nếu có yêu cầu).
– Các giấy tờ chứng minh kiến thức, kỹ năng nuôi dưỡng, chăm sóc động vật hoang dã.
3. **Chấp hành quy định về xử lý trang thiết bị, chuồng trại, môi trường sống**:
– Đảm bảo môi trường nuôi phù hợp, không gây ô nhiễm, lây lan dịch bệnh.
– Có biện pháp đảm bảo an toàn, chống thoát ra ngoài, tránh xâm phạm đến tự nhiên.
4. **Cam kết và tuân thủ quy định về bảo vệ động vật hoang dã**:
– Không tự ý bắt, tàng trữ hoặc tiêu thụ các loài thuộc Danh mục các loài hoang dã cần bảo vệ, đặc biệt các loài nằm trong danh mục Cites.
5. **Thực hiện kiểm tra, hướng dẫn của cơ quan chức năng**:
– Các cơ quan sẽ kiểm tra thực địa để đảm bảo điều kiện phù hợp và tuân thủ quy định.
**Lưu ý:**
– Bạn cần tìm hiểu chính xác các quy định địa phương hoặc các văn bản quy phạm pháp luật mới nhất về nuôi sinh sản động vật hoang dã để tránh vi phạm pháp luật.
– Một số loài đặc biệt sẽ yêu cầu các giấy phép hoặc giấy chứng nhận bổ sung từ các cơ quan bảo vệ môi trường hoặc chính phủ.
Chúc bạn thực hiện đúng quy trình và thành công trong hoạt động của mình!
Vậy hội thi chim chào mào ở Trường chim Quân Bù Đăng, Ql14, khu Đức Thiện – TT Đức Phong, Bù Đăng, Bình Phước ngày 31-5 tới đây có dẹp không, hay vẫn cho thi?
Các hội thi chim đang vào tầm ngắm xử lý vì vi phạm bảo vệ thiên nhiên theo luật và chỉ thị mới của chính phủ và rất có khả năng sẽ bị liệt vào hình thức cờ bạc như đá gà. Cẩn thận nhé.
Xin giấy đăng ký chim cảnh thường không quá khó, nhưng quy trình có thể khác nhau tùy theo địa phương và quy định của từng nơi. Thường bạn cần chuẩn bị các giấy tờ như:
– Giấy tờ phép mua bán hoặc hóa đơn mua chim (nếu có)
– Giấy tờ chứng minh nguồn gốc rõ ràng của chim
– Đơn xin đăng ký theo mẫu của cơ quan chức năng
Tiếp theo, bạn sẽ nộp hồ sơ tại các cơ quan quản lý về thú y, chính quyền địa phương hoặc các sở ngành liên quan. Thời gian xử lý thường trong khoảng vài ngày đến một tuần.
Lưu ý, một số loại chim cảnh có thể thuộc danh mục đặc biệt hoặc cần giấy phép đặc biệt hơn, do đó bạn nên tìm hiểu kỹ quy định địa phương hoặc hỏi trực tiếp tại cơ quan chức năng để đảm bảo đúng quy trình và không gặp rắc rối.