Thứ sáu, 22/11/2024
27 C
Ho Chi Minh City

Công bố quy hoạch Cảng hàng không quốc tế Long Thành

Kinh tế Sài Gòn Online

Kinh tế Sài Gòn Online

Công bố quy hoạch Cảng hàng không quốc tế Long Thành

Bình Nguyên

Bộ trưởng Bộ GTVT Đinh La Thăng (phải) trao báo cáo lập quy hoạch tổng thể Cảng hàng không quốc tế Long Thành cho Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai, ông Đinh Quốc Thái tại Long Thành ngày 12-08 - Ảnh: Mộng Bình

(TBKTSG Online) - Chủ đầu tư và các cơ quan liên quan đang lập nghiên cứu tiền khả thi dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành và sẽ báo cáo Thủ tướng Chính phủ và Quốc hội xem xét vào cuối năm nay, làm cơ sở để triển khai các bước đầu tư tiếp theo.

Tân Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Đinh La Thăng đã thông báo lộ trình đó tại lễ công bố quy hoạch Cảng hàng không quốc tế Long Thành ngày 12-8 ở tỉnh Đồng Nai. Ông Thăng  nhấn mạnh vai trò quan trọng của dự án có vốn đầu tư gần 7 tỉ đô la Mỹ riêng cho giai đoạn 1 rằng đây sẽ là cảng hàng không lớn của Việt Nam và là trung tâm trung chuyển hàng không của khu vực, với công suất thiết kế phục vụ 100 triệu khách/năm và 5 triệu tấn hàng/năm.

Cảng hàng không quốc tế Long Thành dự kiến sẽ được xây dựng trên diện tích đất 5.000 héc-ta tại tỉnh Đồng Nai từ năm 2015 và bắt đầu khai thác từ năm 2020. Theo quy hoạch được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt vào tháng 6-2011, Tổng công ty Cảng hàng không miền Nam là chủ đầu tư của dự án và sẽ thực hiện dự án trong 3 giai đoạn.

Giai đoạn 1 từ năm 2015 đến 2020 gồm 2 đường hạ cất cánh, hệ thống đường lăn, khu đậu máy bay, khu điều

Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai, ông Đinh Quốc Thái cho biết việc công bố quy hoạch chỉ là bước đầu của việc triển khai dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành. Hiện tỉnh Đồng Nai đang triển khai quy hoạch khu 21.000 héc-ta xung quanh nhằm chuẩn bị xây dựng khu đô thị và các công trình phục vụ dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành. Dự án này sẽ tạo thêm động lực phát triển không chỉ cho tỉnh Đồng Nai mà là toàn vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

Tuy nhiên, ông Thái cho biết để có thể chuẩn bị cho xây dựng cơ bản dự án từ năm 2015 và đưa vào khai thác giai đoạn 1 của dự án năm 2020, điều quan trọng là phải thực hiện tốt công tác đền bù, giải tỏa đồng thời phải chuẩn bị xây dựng ngay hai khu tái định cư với số vốn 3.500 tỉ đồng.

hành khai thác, quản lý hoạt động bay, nhà ga hành khách có công suất 25 triệu khách/năm, nhà ga hàng hóa công suất 1,2 triệu tấn/năm, khu khu công nghiệp hàng không và thành phố sân bay phát triển theo yêu cầu.

Hoàn tất giai đoạn này, sân bay Long Thành sẽ có hai đường cất hạ cánh song song, mỗi đường dài 4.000 mét và rộng 60 mét, có thể tiếp nhận các máy bay chở khách hiện đại như Airbus A380 và sân đậu cho 34 máy bay. Tổng vốn đầu tư giai đoạn 1 là hơn 6.744 triệu đô la Mỹ, gồm chi phí bồi thường giải phóng mặt bằng khoảng 696,5 triệu đô la Mỹ.

Giai đoạn 2 (từ năm 2020 đến năm 2030), cảng hàng không này sẽ có ba đường hạ cất cánh, nhà ga hành khách có công suất 50 triệu khách/năm, hai nhà ga hàng hoá 1,5 triệu tấn/năm. Giai đoạn 3 (từ năm 2030) sẽ gồm bốn đường hạ cất cánh song song, và bốn nhà ga hành khách có tổng công suất 100 triệu khách/năm, ga hàng hoá công suất 5 triệu tấn/năm.

Bộ trưởng Đinh La Thăng cho biết việc phát triển hạ tầng hàng không được Chính phủ đặc biệt quan tâm. Theo quy hoạch phát triển vận tải hàng không, đến năm 2020 Việt Nam sẽ có 10 cảng hàng không quốc tế được đưa vào sử dụng, trong đó có Cảng hàng không quốc tế Long Thành.

Cảng hàng không quốc tế Long Thành sẽ được liên kết với các dự án đường bộ, đường sắt quan trọng như đường cao tốc TPHCM-Long Thành-Dầu Giây, hệ thống đường vành đai TPHCM, đường sắt cao tốc TPHCM-Nha Trang, tuyến đường sắt đô thị Thủ Thiêm-Long Thành.

Ông Thăng nói thêm rằng đề án phát triển giao thông vận tải hàng không đến 2020 và định hướng đến 2030 được Thủ tướng phê duyệt xác định mục tiêu xây dựng ngành hàng không dân dụng trở thành ngành kinh tế quan trọng của đất nước, góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội.

Tuy nhiên, để đạt được mục tiêu đưa Cảng hàng không quốc tế Long Thành vào khai thác năm 2020, các cơ quan Chính phủ, Bộ GTVT và chủ đầu tư sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức, đặc biệt là huy động nguồn lực để thực hiện dự án. 

Ông Thăng đề nghị Tổng công ty Cảng Hàng không miền Nam và các đơn vị khác trực thuộc Bộ GTVT cần đề xuất các chính sách, giải pháp khả thi để thu hút tối đa nguồn lực để đáp ứng nhu cầu vốn, tiến độ của dự án.

Sau khi đưa vào khai thác năm 2020, Cảng hàng không quốc tế Long Thành sẽ dần thay thế Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất. Theo kế hoạch, trong giai đoạn 2020-2035, Long Thành sẽ dần khai thác đến 90% thị phần các đường bay quốc tế và 20% đường bay quốc nội, Tân Sơn Nhất khai thác 10% quốc tế và 80% nội địa. Theo dự báo, sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất sẽ đạt công suất thiết kế là 20-25 triệu lượt khách/năm trong khoảng từ năm 2015-2018, so với 15,5 triệu lượt khách năm 2010.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin mới