Thứ Tư, 24/04/2024
32 C
Ho Chi Minh City

Cooling-off period đa đoan…

Kinh tế Sài Gòn Online

Kinh tế Sài Gòn Online

Cooling-off period đa đoan…

Huy Nam (*)

Bài 53:

Cooling-off period đa đoan…

Có thể ta đã biết cooling-off period là gì trong môi trường tài chính chứng khoán. Bây giờ hãy xem nó đóng vai trò gì trong các điều kiện thực tế khác nhau.

Là một thuật ngữ “mềm” (flexible), cooling-off period diễn đạt ý nghĩa linh động theo ngữ cảnh mà nó được dùng. Mặc dù ta có thể tạm hiểu đó là “thời gian nguội lạnh” hay kiểu như “giai đoạn án binh bất động”, nhưng cooling-off period đặt ở góc nào nó sẽ sắm vai riêng cho góc đó.

* Trong thị trường chứng khoán, cooling-off period là khoảng lặng (interval) giữa hai mốc thời gian lập thủ tục phát hành chứng khoán, từ ngày hồ sơ được Ủy ban Chứng khoán nhận để xem xét đến ngày hiệu lực (effective date).

Đó là “The required waiting period between the time a firm files a registration statement for a new securities issue (with relevant state organ) and the time the securities actually can be issued (effective date).”

* Thế nhưng trong luật lệ về lao động nó có ý nghĩa ràng buộc và dứt khoát hơn. “Cooling-off period is the period of time fixed by law or by contract, during which employees cannot strike and employers cannot resort to lockout as a means of forcing a settlement in a labor dispute.”

“Giai đoạn nguội lạnh” ở đây là để duy trì một thời gian “trăng mật” cần thiết trong một kết ước nhạy cảm: lĩnh vực lao động, giữa người lao động và người sử dụng lao động. Với khoản “bút sa gà chết” này, người lao động “cannot strike” (không được làm reo) và giới thuê lao động “cannot resort to lockout” (không cậy quyền để cho nhân viên nghỉ việc).

* Trong quan hệ thương mại lại khác nữa. Cooling-off period là khoảng thời gian để thòng mà người mua có thể hủy quyết định mua hàng, “A period of time in which a purchaser may cancel a sale” như thông tin sau đây: “Many states in U.S. allow a purchaser a cooling-off period of three days, during which the purchaser may cancel a sale made door-to-door, by telephone or by e-commerce. Thing is the same in many other developed countries.” Đây cũng là một giải pháp bán hàng trong điều kiện cạnh tranh gay gắt mà các siêu thị điện máy ở nước ta đã áp dụng.

Cooling-off period khi đặt vào ba bối cảnh trên cho ta cách hiểu khác nhau ít nhiều. Từ đây nó có thể được ứng dụng vào nhiều trường hợp khác nữa. Qua đây ta có thể thông cảm cho ai đó, do bị “bí” tiếng Việt tương đương nên đôi khi họ buộc phải dùng từ tiếng Anh rồi giải thích (có khi dài dòng) bằng tiếng Việt. Trường hợp cooling-off period là ví dụ vậy.

(*) Chuyên gia tài chính-chứng khoán, tác giả sách "Tài chính chứng khoán qua nhịp cầu Anh-Việt" do NXB Trẻ, Thời báo Kinh tế Sài Gòn và Trung tâm kinh tế châu Á-Thái Bình Dương hợp tác xuất bản.

Đường dẫn tới các bài trước được đăng trong mục Tin bài khác bên dưới.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin mới