Thứ Năm, 28/03/2024
32 C
Ho Chi Minh City

Cuối năm, mít và thanh long bật tăng giá mạnh trở lại

Trung Chánh

Kinh tế Sài Gòn Online

Kinh tế Sài Gòn Online

(KTSG Online) –  Cách đây không lâu, mít và thanh long rớt giá thảm hại, thậm chí không có người mua. Nhưng trong những ngày cuối năm, giá hai loại trái cây chủ lực này ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) bất ngờ bật tăng mạnh trở lại.

Cuối năm, giá mít và thanh long bất ngờ bật tăng giá mạnh. Ảnh: Trung Chánh

Khoảng nửa tháng trước, giá thanh long ở Tiền Giang và Long An- hai địa phương sản xuất trọng điểm ở ĐBSCL – rớt thảm hại, chỉ còn 1.000-2.000 đồng/kg, thậm chí nhiều thương lái và nhà kho không thu mua.

Ông Nguyễn Minh Hùng, chủ nhà kho Thuận Phát (Long An), cho biết đơn vị này thu gom cung ứng cho các doanh nghiệp của Trung Quốc để xuất khẩu sang quốc gia này, chứ không trực tiếp xuất bán. Vì vậy, khi doanh nghiệp Trung Quốc không đặt hàng nên ông cũng không dám mua vào.

Tuy nhiên, ở thời điểm hiện tại, giá thanh long loại 4 được các nhà kho thu mua vào với giá 6.000-7.000 đồng/kg; loại 3 là 14.000 đồng/kg và loại 1, loại 2 đồng giá 18.000 đồng/kg.

Đối với giá mít Thái, hiện mít kem lớn (từ 9 kg/trái trở lên, không bị xơ đen) đã tăng lên mức giá 18.000 đồng/kg; mít kem nhỏ (từ 7 đến dưới 9 kg/trái, không bị xơ đen) 8.000 đồng/kg, tăng gấp đôi so với mức giá cách nay chưa đầy một tuần.

Theo ông Nguyễn Văn Hạnh, nhà kho mua mít ở huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang, nguồn cung giảm trong khi nhu cầu thu mua để xuất bán sang Trung Quốc đã trở lại là lý do chính đẩy giá mít bật tăng mạnh trở lại trong những ngày cuối năm.

Ông Hùng, nhà kho Thuận Phát, cho rằng do giá giảm mạnh ở thời điểm trước đó, khiến nông dân trồng thanh long ở Long An, Tiền Giang quyết định ngưng xông đèn (xông đèn để cho cây ra trái nghịch vụ- PV), nên sản lượng thanh long ngoài vườn hiện còn rất ít.

Trong khi đó, một số cửa khẩu như Hữu Nghị, Tân Thanh đã cho hàng hoá thông quan trở lại, nên một số nhà kho đẩy giá thu mua lên. “Nói chung, có hai yếu tố đẩy giá thanh long lên, thứ nhất, dù các cửa khẩu qua chậm nhưng vẫn qua được, chứ không đóng như trước đó; thứ hai, là hàng hoá ngoài vườn đã hết”, ông Hùng giải thích

Theo ông Hùng, đối với hàng hoá đi bằng đường biển, xuống tàu từ ngày 20 tháng Chạp, thì phải qua Tết mới bán tại Trung Quốc. “Còn đi đường bộ từ ngày 24, 25 tháng Chạp cũng phải qua Tết mới có hàng bán ở Trung Quốc”, ông cho biết.

1 BÌNH LUẬN

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin mới