Thứ năm, 28/11/2024
27 C
Ho Chi Minh City

Đầu tư và giao thương của các nước G7 với Việt Nam thế nào?

Lê Hoàng

Kinh tế Sài Gòn Online

Kinh tế Sài Gòn Online

(KTSG Online) - Chuyến công tác của Thủ tướng Phạm Minh Chính tham dự Hội nghị Thượng đỉnh G7 mở rộng tại thành phố Hiroshima, Nhật Bản vào tháng 5 vừa qua đã góp phần khẳng định và củng cố vị thế, vai trò của Việt Nam trên trường quốc tế. Giới phân tích cũng đặt nhiều kỳ vọng nguồn vốn đầu tư và giao thương của các nước G7 với Việt Nam sẽ tiếp tục gia tăng trong thời gian tới.

Nhóm các nước công nghiệp phát triển (G7) gồm Anh, Mỹ, Đức, Nhật Bản, Pháp, Canada và Ý. Trong đó, Mỹ là nước nhập khẩu có giá trị kim ngạch lớn nhất và Nhật Bản là nước có vốn đăng ký lớn thứ 3 của Việt Nam hiện nay. KTSG Online xin điểm qua một số điểm nhấn trong quan hệ kinh tế giữa nhóm G7 và Việt Nam.

Về vốn đầu tư FDI đăng ký

Tính đến ngày 20-5-2023 cả nước thu hút được 447,659 tỉ đô la Mỹ của 143 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam, trong đó nhóm các nước khối G7 đạt 97,1 tỉ đô la (tương đương 21,7% tổng vốn FDI).

Nhật Bản dẫn đầu các nước G7 có vốn FDI vào Việt Nam và là lớn thứ 3 trong số 143 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam (số dự án FDI: 5.091; tổng vốn đăng ký: hơn 69,628 tỉ đô la Mỹ).

Mỹ đứng thứ 2 trong nhóm các nước G7 về vốn FDI vào Việt Nam, và đứng thứ 11 vốn FDI vào Việt Nam (số dự án FDI: 1.259, tổng vốn đầu tư: hơn 11,722 tỉ đô la).

Canada đứng thứ 3 trong nhóm G7 đầu tư vào Việt Nam và đứng thứ 14 vốn FDI vào Việt Nam (số dự án FDI: 248 dự án; tổng vốn đầu tư: hơn 4,82 tỉ đô la)

Anh đứng thứ 4 trong nhóm G7 và đứng thứ 15 về vốn FDI vào Việt Nam (số dự án: 522, tổng vốn: hơn 4,258 tỉ đô la).

Pháp đứng thứ 5 nhóm G7 và đứng thứ 16 vốn FDI vào Việt Nam (số dự án: 672, tổng vốn: hơn 3,809 tỉ đô la).

Đức đứng thứ 6 nhóm G7 và đứng thứ 18 vốn FDI đầu tư vào Việt Nam (số dự án: 444, tổng vốn: hơn 2,363 tỉ đô la).

Và Ý đứng thứ 7 nhóm G7 đầu tư và đứng thứ 33 vốn FDI đầu tư vào Việt Nam (số dự án: 145, tổng vốn: hơn 472 triệu đô la).

(Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư)

Về giao thương trong năm 2022

Tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hoá của Việt Nam đạt 730,2 tỉ đô la Mỹ. Trong đó, giao dịch thương mại Việt Nam với nhóm các nước G7 đạt khoảng 209,44 tỉ đô la, tức chiếm khoảng 28,682% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam.

Tổng kim ngạch song phương giữa Việt Nam - Mỹ đạt 123,86 tỉ đô la. Trong đó Việt Nam xuất khẩu: 109,39 tỉ đô la (29,5%); nhập khẩu 14,47 tỉ đô (4%).

Tổng kim ngạch song phương giữa Việt Nam - Nhật Bản đạt gần 50 tỉ đô la. Trong đó, xuất khẩu: 24,23 tỉ đô la (6,5%); nhập khẩu 23,37 tỉ đô (6,5%).

Tổng kim ngạch thương mại giữa Việt Nam - Đức đạt gần 12,6 tỉ độ la. Trong đó, xuất khẩu từ Việt Nam đạt gần 9 tỉ đô la (chiếm hơn 71%); nhập khẩu đạt hơn 3,6 tỉ đô la. Đức là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam ở Châu Âu, chiếm 20% xuất khẩu của Việt Nam sang EU.

Tổng kim ngạch song phương giữa Việt Nam - Canada đạt trên 7 tỉ đô la. Trong đó, Canada là đối tác thương mại lớn thứ hai của Việt Nam tại châu Mỹ.

Tổng kim ngạch thương mại giữa Việt Nam - Anh đạt 6,84 tỉ đô la. Trong đó, tổng giá trị xuất khẩu của Việt Nam sang Anh đạt 6,07 tỉ đô la, và Việt Nam nhập khẩu từ Anh đạt giá trị 770 triệu đô la.

Tổng kim ngạch thương mại song phương Việt Nam - Ý đạt 6,2 tỉ đô la, và Ý là đối tác EU lớn thứ 4 của Việt Nam. Trong đó Việt Nam xuất sang Ý là hơn 4,43 tỉ đô la, nhập khẩu là 1,7868 tỉ đô la.

Kim ngạch song phương giữa Việt Nam - Pháp là 5,34 tỉ đô la. Việt Nam xuất khoảng 3,7 tỉ đô la, và nhập khẩu 1,64 tỉ đô la.

(Nguồn: Tổng cục Hải quan, TTXVN)

Nội dung: Lê Hoàng - Đồ họa: T.Trang

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin mới