Thứ Ba, 16/07/2024
35.6 C
Ho Chi Minh City

Đẩy mạnh áp dụng khoa học để khắc phục điểm nghẽn trong sản xuất công nghiệp

T.Đào

Kinh tế Sài Gòn Online

Kinh tế Sài Gòn Online

(KTSG Online) – Mặc dù đạt được nhiều thành tựu nhưng một số ngành then chốt của công nghiệp vẫn còn bộc lộ nhiều hạn chế, đặc biệt là các ngành công nghiệp chế biến, chế tạo. Theo đó, các chuyên gia cho rằng cần áp dụng khoa học công nghệ gắn phát triển kinh tế.

Các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp trong nước cần phải thích ứng nhanh, đồng thời cần phải đổi mới, nhất là đầu tư công nghệ hiện đại thì mới có thể tăng khả năng cạnh tranh. Ảnh: Quốc Hùng

Baochinhphu.vn dẫn thông tin từ Cục Công nghiệp (Bộ Công Thương) cho biết, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp công nghiệp trong nước chưa cao. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp nội địa vẫn chưa làm chủ và cạnh tranh được về các công nghệ nguồn trong sản xuất.

Ngành sản xuất công nghiệp trong nước cũng chưa có sản phẩm thương hiệu Việt Nam có hàm lượng công nghệ và giá trị cao. Nguyên nhân là do công nghiệp hỗ trợ còn nhiều hạn chế. Hoạt động sản xuất trong nước phụ thuộc phần lớn vào linh phụ kiện, nguyên vật liệu nhập khẩu. Ngoài ra, các doanh nghiệp chưa tận dụng được lợi thế cạnh tranh của các địa phương và vùng kinh tế để sản xuất.

Trước tình hình đó, Bộ Công Thương cho biết sẽ có sự phân bổ các nguồn lực quốc gia một cách phù hợp, từ trung ương đến địa phương. Ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp nền tảng như vật liệu, cơ khí, chế biến, công nghiệp hỗ trợ cũng như các ngành Việt Nam có lợi thế sử dụng lao động và xuất khẩu như dệt may, da – giày, điện tử…

Tại cuộc hội thảo quốc tế gần đây về thúc đẩy hợp tác viện, trường và doanh nghiệp trong thương mại hoá kết quả nghiên cứu, các chuyên gia cho rằng cần lồng ghép mục tiêu khoa học công nghệ vào mục tiêu phát triển kinh tế. Điểm đáng chú ý là một số quốc gia đã xây dựng các chính sách “khuyến công nghệ”. Chính sách này phát huy lợi thế trong việc tìm hiểu giữa các doanh nghiệp, viện trường và các đơn vị chuyển giao thông qua tổ chức trung gian làm cầu nối thông tin.

Ngoài ra, giới chuyên gia đề xuất các đơn vị liên quan cần thiết kế các chính sách ưu đãi thuế, hỗ trợ lãi suất vốn vay… cho các doanh nghiệp đầu tư vào công nghệ mới, hiện đại và thân thiện với môi trường. Ngược lại, doanh nghiệp cũng cần đánh giá các công nghệ khả thi, đầu tư bằng sáng chế có tiềm năng và giá trị cao nhất.

Theo số liệu của Học viện Nông nghiệp Việt Nam, hiện chỉ có 4% trường đại học hợp tác nghiên cứu với các doanh nghiệp, có 29% hợp tác về đào tạo và giảng dạy nhằm giải quyết vấn đề trước mắt của doanh nghiệp.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin mới