Thứ hai, 23/12/2024
27 C
Ho Chi Minh City

Đề nghị làm rõ nguyên nhân khoản lỗ hơn 26.000 tỉ đồng của EVN

Thái Huy

Kinh tế Sài Gòn Online

Kinh tế Sài Gòn Online

(KTSG Online) - Ủy ban Kinh tế của Quốc hội trong báo cáo thẩm tra trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội, đã đề nghị Chính phủ đánh giá kỹ hơn một số vấn đề, trong đó nêu cơ chế giá điện hiện nay là không hợp lý, đề nghị làm rõ nguyên nhân khoản lỗ 26.462 tỉ đồng của Tập đoàn Điện lực Việt Nam.

Ủy ban Kinh tế của Quốc hội cho rằng, cơ chế giá điện hiện nay là không hợp lý - Ảnh: TL

Theo Quochoi.vn, trong báo cáo thẩm tra về kinh tế, xã hội vừa hoàn thành ngày 8-5 và trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội trong phiên họp thứ 23, Ủy ban Kinh tế của Quốc hội đề nghị Chính phủ quan tâm, đánh giá kỹ hơn một số vấn đề, trong đó có lĩnh vực năng lượng.

Về giá điện, ngày 4-5, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã quyết định điều chỉnh giá bán lẻ điện bình quân là 1.920,3732 đồng/kWh (chưa bao gồm thuế VAT). Theo kết quả kiểm tra chi phí sản xuất kinh doanh điện năm 2021 và năm 2022 của EVN, giá thành sản xuất, kinh doanh điện năm 2022 là 2.032,26 đồng/kWh, tăng 9,27% so với năm 2021, dẫn đến kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của EVN năm 2022 lỗ 26.462 tỉ đồng.

Báo cáo thẩm tra của Ủy ban Kinh tế của Quốc hội cho rằng, việc tăng giá điện của EVN khiến chi phí đầu vào của các doanh nghiệp sản xuất tăng trong bối cảnh đơn hàng giảm, xuất khẩu giảm, do đó cơ chế giá điện hiện nay là không hợp lý.

Bởi giá điện sinh hoạt của người dân chi trả còn cao hơn cả giá điện sản xuất của các doanh nghiệp, trong đó chiếm số lượng lớn là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Đây là một bất cập đã được nhắc đến từ nhiều năm nay, nhưng chưa được Bộ Công Thương, EVN, xem xét, thay đổi.

Bên cạnh đó, chính sách giá điện như hiện nay không khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào máy móc, trang thiết bị ít tiêu hao năng lượng, trong khi việc sản xuất điện từ các nguồn năng lượng tái tạo vẫn còn gặp nhiều khó khăn, tình trạng điện tái tạo sản xuất không bán được, chưa thống nhất được về cơ chế giá; Quy hoạch năng lượng, Quy hoạch điện VIII chậm ban hành.

Vì vậy, Ủy ban Kinh tế đề nghị Chính phủ làm rõ nguyên nhân chính của khoản lỗ hơn 26.000 tỉ đồng năm 2022 của EVN, đồng thời sớm có giải pháp khắc phục bất cập trong cơ chế giá điện và Chính phủ bổ sung đánh giá làm rõ thêm vấn đề này báo cáo Quốc hội tại kỳ họp sắp tới.

6 BÌNH LUẬN

  1. Tài sản ngành điện là tài sản doanh nghiệp nhà nước, một quy định tài chính bắt buộc là công bố thông tin hoạt động. Nhân dịp tăng giá điện “vội vàng” như hiện nay, cần thiết phải có một cơ quan giám sát và kiểm tra các hoạt động thông tin rộng rãi cho người dân được biết.

    • Trả lời tới Trần Lương Thành: Lập 1 cơ quan chỉ để giám sát kiểm tra ngành điện thì lấy tiền đâu trả lương? Để làm gì? Các ủy ban kiểm tra trung ương, kiểm toán nhà nước, thanh tra nhà nước, thuế… để làm gì?

    • Trả lời tới A thanh: Đúng, và cho tư nhân tham gia vào thị trường điện ắt sẽ có cạnh tranh và giá sẽ giảm.
      Cho cty tư nhân vào nhưng quy hoạch hạ tầng điện thì nhà nước phải kiểm soát và phê duyệt chứ không để muốn làm gì thì làm, tư nhân tham gia vào quá trình đầu tư và giá bán.

    • Trả lời tới Lê Công Dũng: Chính sách đang khuyến khích tư nhân đầu tư đấu nối bán điện. Đầu tư vùng sâu, xã, biên giới và hải đảo chỉ phí lớn giá bán thì nhà nước quy định thì không thấy tư nhân đầu tư.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin mới