Thứ Ba, 30/07/2024
35.6 C
Ho Chi Minh City

Đề xuất nâng cấp 3 tuyến quốc lộ ĐBSCL với hơn 390 triệu đô la Mỹ

Trúc Đào

Kinh tế Sài Gòn Online

Kinh tế Sài Gòn Online

(KTSG Online) – Bộ Giao thông vận tải đề xuất nâng cấp 3 tuyến quốc lộ 53, 62, 91B ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Theo đó, tổng mức đầu tư khoảng 390,7 triệu đô la Mỹ, trong đó, vốn vay của WB vào khoảng 263,2 triệu đô la.

Các tuyến quốc lộ 53, 62, 91B sẽ góp phần hoàn chỉnh mạng lưới giao thông đường bộ kết nối khu vực các tỉnh, thành phố Long An, Vĩnh Long, Trà Vinh, Cần Thơ, Hậu Giang, Sóc Trăng và Bạc Liêu. Ảnh minh họa: Trung Chánh

Bộ Giao thông vận tải vừa có văn bản gửi Chính phủ về việc phê duyệt chủ trương đầu tư dự án nâng cấp, cải tạo 3 tuyến quốc lộ 53, 62, 91B ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long, theo TTXVN.

Trong đó, bộ đề xuất nâng cấp quốc lộ 62, đoạn từ Km4+200, nút giao với đường Cao tốc TPHCM – Trung Lương đến Km74 với chiều dài đầu tư khoảng 69km, thuộc địa bàn tỉnh Long An.

Quốc lộ 53 được đề xuất nâng cấp cầu Ngã Tư (Km7+820-Km8+730), đoạn Long Hồ – Ba Si (Km11+295-Km56+180) với tổng chiều dài đầu tư khoảng 41km, thuộc địa bàn tỉnh Vĩnh Long và tỉnh Trà Vinh.

Quốc lộ 91B sẽ được nâng cấp đoạn Km2+604, đoạn ở ngã 5 cầu Cần Thơ đến Km143+480 với chiều dài đầu tư khoảng 141km, nằm trên địa bàn thành phố Cần Thơ và các tỉnh Hậu Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu.

Theo tính toán, tổng mức đầu tư dự án là hơn 9.329 tỉ đồng, tương đương khoảng 390,7 triệu đô la Mỹ. Trong đó, vốn vay của WB là hơn 6.285 tỉ đồng, khoảng 263,2 triệu đô la,  được sử dụng trong các hạng mục như chi phí xây dựng, thiết bị trước thuế, chi phí tư vấn giám sát.

Dự án cải tạo nâng cấp 3 tuyến quốc lộ trên sẽ có thời gian thực hiện dự kiến từ năm 2024-2027 sau khi hiệp định tài trợ có hiệu lực. Sau khi hoàn thành, các tuyến quốc lộ 53, 62, 91B sẽ hoàn chỉnh mạng lưới giao thông đường bộ kết nối khu vực các tỉnh, thành phố Long An, Vĩnh Long, Trà Vinh, Cần Thơ, Hậu Giang, Sóc Trăng và Bạc Liêu.

2 BÌNH LUẬN

  1. Để hiện thực hóa tầm nhìn Việt Nam thịnh vượng, hướng về biển thì nông dân tui thấy hệ thống đường sắt cần được kéo dài từ Sài Gòn về Cần Thơ và phát triển đường sắt song song với đường cao tốc từ cảng Trần Đề Sóc Trăng qua Cambodia- Đông Bắc Thái Lan cùng với các loại hạ tầng hỗ trợ để đáp ứng cho chi phí khai thác hệ thống cảng biển logistics. Với ý kiến nói chi phí đường sắt cao thì cao là cao ở khâu nào? khâu gom hàng hay khâu vận chuyển từ đó mới thấy được tổng thể liên kết hạ tầng.

  2. Mấy cái dự án cấp tỉnh thành nên dùng diện bot. Ngân sách nhà nước để đầu tư những dự án lớn của quốc gia. Ta đang đau đầu không có đủ ngân sách cho thủy điện miền Trung, tàu cao tốc Bắc Nam rồi cả chuyển đổi số…

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin mới