(KTSG Online) - Từ ngày 1-1-2024, TPHCM bắt đầu thu phí sử dụng tạm lòng đường, vỉa hè với mức 20.000 - 350.000 đồng/m2. Theo đó, thành phố có gần 900 tuyến đường có thể cho người dân thuê để giữ xe, kinh doanh, tổ chức sự kiện văn hóa. Dưới đây là phác thảo sơ bộ phương án bố trí vật dụng, xe cộ khi sử dụng lòng lề đường tại TPHCM.
Theo luật vĩa hè là dành cho đi bộ, nếu cần thiết chinh quyền chỉ được trưng dụng trong thời gian ngắn. Do vậy nếu có xung đột giữa người đi bộ và người thuê vỉa hè thì người nào ký quyết định phương án cho thuê vỉa hè phải chịu trách nhiệm, thậm chí truy cứu hình sự nếu xảy ra hậu quả nghiêm trọng vì làm sai luật. Bộ tư pháp cũng đồng trách nhiệm vì không ngăn chặn.
Vỉa hè, theo định nghĩa hạ tầng giao thông, là hè chạy dọc theo đường phố, là không gian chỉ dành cho người đi bộ. Bây giờ, muốn cho thuê, thì tất yếu phát sinh xung đột lợi ích. Người thuê phải tận dụng tối đa không gian mang lại lợi ích. Người đi bộ, bị tối thiểu hóa không gian mà họ có quyền hưởng thụ. Thiết nghĩ, đây là chủ trương cần phải xem xét lại một cách nghiêm túc. Trước hết, tránh tâm lý triển khai đại trà, tận thu, tận dụng bằng mọi cách. Sau nữa, có quy hoạch công khai, lấy ý kiến đại đa số người dân, nếu không có sự đồng thuận cao, thì phải có đánh giá cẩn trọng, cầu thị. Rốt cuộc, phải nhớ kỹ, vỉa hè là bộ mặt phố thị, phố phường, là hình ảnh tiêu biểu của văn hóa, văn minh giao thông.
Thuê vỉa hè, chỉ là một phần nhỏ trong câu chuyện lớn, tái quy hoạch lại không gian buôn bán cho các hộ kinh doanh nhỏ, siêu nhỏ, ẩm thực đường phố… Phải biết đặt câu chuyện này trong một tổng thế lớn, mục tiêu rõ ràng, quy hoạch bài bản, với nhiều giải pháp khả thi… thì mới xử lý tận gốc của vấn đề. Nếu không, vỉa hè cứ mãi điệp khúc “dẹp loạn thì tan/ hết dẹp lại loạn”? Đâu sẽ lại vào đấy?
Cho thuê vỉa hè thu thêm.cho ngân sách cũng là một nguồn thu tuy nhiên nên quy định chỉ được thuê để buôn bán mặt hàng nào phù hợp với nhà kinh doanh mặt tiền đường ( nhà mặt tiền cần được ưu tiên thuê vỉa hè trước mặt) vì nếu không quản lý tốt dân thuê vỉa hè bán đồ nhếch nhác khiến nhà mặt tiền không kinh doanh được … khiến người người đổ xô thuê vỉa hè kinh doanh vì giá rẻ còn nhà mặt tiền không ai dám thuê , nhà nước thu được tiền vỉa hè nhưng mất nguồn thu khác,… ví dụ công ty đại diện nước ngoài sẽ cân nhắc thuê mặt tiền kinb doanh ở VN vì mở công ty mà có người kinh doanh bán đồ ăn uống nhếch nhác trước văn phòng đại diện công ty thì có mà dẹp tiệm…
Theo luật vĩa hè là dành cho đi bộ, nếu cần thiết chinh quyền chỉ được trưng dụng trong thời gian ngắn. Do vậy nếu có xung đột giữa người đi bộ và người thuê vỉa hè thì người nào ký quyết định phương án cho thuê vỉa hè phải chịu trách nhiệm, thậm chí truy cứu hình sự nếu xảy ra hậu quả nghiêm trọng vì làm sai luật. Bộ tư pháp cũng đồng trách nhiệm vì không ngăn chặn.
Vỉa hè, theo định nghĩa hạ tầng giao thông, là hè chạy dọc theo đường phố, là không gian chỉ dành cho người đi bộ. Bây giờ, muốn cho thuê, thì tất yếu phát sinh xung đột lợi ích. Người thuê phải tận dụng tối đa không gian mang lại lợi ích. Người đi bộ, bị tối thiểu hóa không gian mà họ có quyền hưởng thụ. Thiết nghĩ, đây là chủ trương cần phải xem xét lại một cách nghiêm túc. Trước hết, tránh tâm lý triển khai đại trà, tận thu, tận dụng bằng mọi cách. Sau nữa, có quy hoạch công khai, lấy ý kiến đại đa số người dân, nếu không có sự đồng thuận cao, thì phải có đánh giá cẩn trọng, cầu thị. Rốt cuộc, phải nhớ kỹ, vỉa hè là bộ mặt phố thị, phố phường, là hình ảnh tiêu biểu của văn hóa, văn minh giao thông.
Thuê vỉa hè, chỉ là một phần nhỏ trong câu chuyện lớn, tái quy hoạch lại không gian buôn bán cho các hộ kinh doanh nhỏ, siêu nhỏ, ẩm thực đường phố… Phải biết đặt câu chuyện này trong một tổng thế lớn, mục tiêu rõ ràng, quy hoạch bài bản, với nhiều giải pháp khả thi… thì mới xử lý tận gốc của vấn đề. Nếu không, vỉa hè cứ mãi điệp khúc “dẹp loạn thì tan/ hết dẹp lại loạn”? Đâu sẽ lại vào đấy?
TPHCM trong chuyện này phải thận trọng, nếu không sẽ phản pháo/ phản cảm?
Cho thuê vỉa hè thu thêm.cho ngân sách cũng là một nguồn thu tuy nhiên nên quy định chỉ được thuê để buôn bán mặt hàng nào phù hợp với nhà kinh doanh mặt tiền đường ( nhà mặt tiền cần được ưu tiên thuê vỉa hè trước mặt) vì nếu không quản lý tốt dân thuê vỉa hè bán đồ nhếch nhác khiến nhà mặt tiền không kinh doanh được … khiến người người đổ xô thuê vỉa hè kinh doanh vì giá rẻ còn nhà mặt tiền không ai dám thuê , nhà nước thu được tiền vỉa hè nhưng mất nguồn thu khác,… ví dụ công ty đại diện nước ngoài sẽ cân nhắc thuê mặt tiền kinb doanh ở VN vì mở công ty mà có người kinh doanh bán đồ ăn uống nhếch nhác trước văn phòng đại diện công ty thì có mà dẹp tiệm…
Rồi xe ra vô nhà đi bằng đường nào ta?