Thứ Bảy, 20/04/2024
32 C
Ho Chi Minh City

DN dệt may nước ngoài mở rộng đầu tư vào TPHCM

Kinh tế Sài Gòn Online

Kinh tế Sài Gòn Online

DN dệt may nước ngoài mở rộng đầu tư vào TPHCM

Hùng Lê

DN dệt may nước ngoài mở rộng đầu tư vào TPHCM
Chủ tịch UBND TPHCM Lê Hoàng Quân (phải) trao giấy chứng nhận điều chỉnh đầu tư cho ông Ma Jianrong của Công ty TNHH Worldon (Việt Nam) -Ảnh: Hùng Lê

(TBKTSG Online) – Hai doanh nghiệp nước ngoài hoạt động trong ngành dệt may tại TPHCM ngày hôm nay, 14-1 đã nhận giấy chứng nhận điều chỉnh đầu tư, tăng thêm vốn nhằm mở rộng sản xuất, đẩy mạnh xuất khẩu.

Cụ thể hôm nay, Chủ tịch UBND TPHCM đã trao giấy chứng nhận điều chỉnh đầu tư cho Công ty TNHH Worldon (Việt Nam) do Công ty Gain Lucky Limited (quần đảo Virgin Anh -B.V.I), thuộc Tập đoàn dệt may Trung Quốc Shenzhou International đầu tư.

Là nhà sản xuất các sản phẩm dệt kim hoàn chỉnh, từ công đoạn ban đầu gồm sợi, dệt vải, in hoa… đến sản phẩm may mặc cuối cùng, cho các thương hiệu thời trang nổi tiếng trên thế giới như Nike, Adidas, Puma, Uniqlo…, công ty Gain Lucky đã nhanh chóng quyết định mở rộng đầu tư nhà máy của mình ở TPHCM.

Worldon (Việt Nam) đã xin điều chỉnh nâng vốn hơn gấp đôi lên 300 triệu đô la từ mức cam kết ban đầu 140 triệu đô la Mỹ cách đây gần một năm để mở rộng sản xuất tại khu công nghiệp Đông Nam, huyện Củ Chi, TPHCM. 

Theo nhà đầu tư này, trong quá trình triển khai dự án trên khu đất rộng 45 héc ta ở khu công nghiệp Đông Nam, Worldon nhận thấy những tiềm năng rất lớn khi đầu tư vào đây nên đã quyết định tăng số vốn đầu tư như nói trên. Ngoài việc tăng vốn đầu tư, diện tích đất xây dựng nhà máy của Worldon cũng tăng lên thêm 7 héc ta nhằm xây khu nhà lưu trú cho công nhân.

Dự án đầu tư mở rộng này nhằm thành lập trung tâm thiết kế thời trang và sản xuất các sản phẩm may mặc, mũ giầy cao cấp, dự kiến sẽ chính thức hoạt động vào tháng 3 tới.

Phát biểu tại buổi lễ nhận giấy chứng nhận điều chỉnh đầu tư, ông Ma Jianrong, Chủ tịch Công ty TNHH Worldon (Việt Nam), cho biết dự án đầu tư ở TPHCM này là tiếp nối dự án nhà máy sản xuất vải mà tập đoàn Shenzhou đang triển khai rất thuận lợi tại tỉnh Tây Ninh.

Ông Jianrong cam kết nhà máy sản xuất của Worldon Việt Nam sẽ được lắp đặt những thiết bị, công nghệ sản xuất tiên tiến nhất trên thế giới trong ngành dệt may.

Trước đó, theo nhận định của Ban quản lý các khu chế xuất và các khu công nghiệp TPHCM (Hepza), đây là dự án nhằm chuẩn bị đón đầu cơ hội Việt Nam gia nhập Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP). Nhà đầu tư cũng khẳng định toàn bộ sản phẩm làm ra tại Việt Nam sẽ xuất khẩu đi Mỹ, châu Âu và Nhật Bản.

Cùng ngày, Công ty TNHH Nobland Việt Nam thuộc tập đoàn may mặc Nobland International (Hàn Quốc) đã nhận giấy chứng nhận điều chỉnh tăng vốn đầu tư từ 43 triệu đô la Mỹ lên 61 triệu đô la Mỹ.

Ông C K Kim, Tổng giám đốc của Nobland Việt Nam, cũng cho biết việc tăng vốn đầu tư mở rộng sản xuất này là nhằm đón đầu việc Việt Nam tham gia vào TPP. Với số vốn tăng thêm này, Nobland sẽ xây dựng và hoàn chỉnh hệ thống nhà xưởng, trang bị máy móc thiết bị mới hiện đại, nâng cấp dây chuyền sản xuất tại khu công nghiệp Tân Thới Hiệp, Hóc Môn. Cụ thể hiện nay Nobland Việt Nam sản xuất hơn 64 triệu sản phẩm/năm và dự kiến sẽ tăng thêm gần 11 triệu sản phẩm/năm nữa để đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường Mỹ và châu Âu.

Đến nay Nobland Việt Nam đã hoạt động đầu tư được 12 năm ở TPHCM và việc kinh doanh tốt trong nhiều năm qua đã thúc đẩy nhà đầu tư này liên tục tăng vốn mở rộng sản xuất như hiện nay so với số vốn ban đầu là chỉ 3 triệu đô la Mỹ.

Hiện nay, nhiều doanh nghiệp dệt may của các nước đã và đang tăng cường đầu tư vào Việt Nam, trong đó có TPHCM. Khi TPP được ký kết, Việt Nam có lợi thế ở góc độ xuất khẩu hàng ra thế giới, nhưng quy định xuất xứ "từ sợi" (yarn forward) của TPP buộc doanh nghiệp dệt may xuất khẩu của Việt Nam phải sử dụng nguyên liệu sản xuất trong nước hoặc nhập khẩu từ các nước thành viên TPP khác, không có Trung Quốc.

Về phía TPHCM, nhiều chuyên gia lo ngại việc đẩy mạnh các dự án đầu tư dệt may này của các nhà đầu tư nước ngoài sẽ làm chệch hướng thu hút đầu tư của thành phố là hạn chế những ngành thâm dụng lao động như dệt – may.

Mời đọc thêm:

>>> Thêm 240 triệu đô la đầu tư vào TPHCM

>>> Dệt may nước ngoài đổ xô vào Việt Nam đón TPP

>>> TPHCM: Dệt may chiếm hơn 80% vốn FDI vào các khu công nghiệp

>>> TPHCM: Thu hút vốn FDI 2014 tăng gần gấp đôi

 

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin mới