Thứ bảy, 23/11/2024
27 C
Ho Chi Minh City

Doanh nghiệp dược tìm kiếm cơ hội mới trước các hiệp định thương mại tự do

Kinh tế Sài Gòn Online

Kinh tế Sài Gòn Online

Doanh nghiệp dược tìm kiếm cơ hội mới trước các hiệp định thương mại tự do

Trong giai đoạn cuối năm 2020 đầu năm 2021, các hiệp định thương mại tự do được đánh giá là mang đến nhiều thách thức hơn là cơ hội cho các công ty dược trong nước, song không ít doanh nghiệp vẫn tìm ra chìa khóa riêng để mở 'cánh cửa' cơ hội này. 

Một thập kỷ qua, xuất khẩu dược phẩm của Việt Nam liên tục tăng nhờ tác động của các hiệp định kinh tế CPTPP, EVFTA, WTO, ATIGA, VJEPA...

Nhiều năm qua, một số doanh nghiệp đã xây dựng thành công mạng lưới phân phối quốc tế. Nổi bật là Dược Hậu Giang, đưa nhiều sản phẩm hiện diện tại các thị trường như Singapore, Nga, và các nước Đông Nam Á. 

Doanh nghiệp dược tìm kiếm cơ hội mới trước các hiệp định thương mại tự do
Trong năm 2020, bối cảnh ngành dược có nhiều thay đổi do nhiều yếu tố tác động.

Do ảnh hưởng của Covid-19, các hiệp định thương mại tự do tác động theo hướng có lợi hơn cho các ông lớn ngành dược tại thị trường Việt Nam. Xuất khẩu dược phẩm của Việt Nam chững lại, do lệnh đóng biên từ phía các nước bùng dịch. Có thể nói, 2021 đối với các doanh nghiệp dược trong nước sẽ tiếp tục là một năm thách thức nhiều hơn cơ hội. Bức tranh ngành dược đang chứng kiến làn sóng cạnh tranh gay gắt trong nước, giữa thuốc nội chất lượng cao với thuốc ngoại nhập khẩu. 

Năm 2020 vừa qua, Dược Hậu Giang đã có hàng loạt sản phẩm chủ lực như Hapacol với thành phần chính là paracetamol, Telfor với thành phần fexofenadin, AlphaDHG với thành phần alpha chymotrypsin, Medlon với thành phần methylprednisolon, Glirit với 2 thành phần metformin và glibenclamid, DilodinDHG với 2 thành phần diosmin và hesperidin... được giới chuyên môn đánh giá cao và tin dùng.

Sau 2 năm đầu tư, Dược Hậu Giang có 2 dây chuyền sản xuất viên nén và viên nén bao phim đạt tiêu chuẩn Japan-GMP.

Các hiệp định thương mại tự do (FTA) mang đến thách thức lớn cho các công ty dược trong nước và cũng tạo cơ hội cho người dân Việt Nam tiếp cận và sử dụng các sản phẩm chất lượng tốt. Japan-GMP được xem là “chìa khóa” của Dược Hậu Giang khi đối mặt với thách thức cũng như tìm kiếm cơ hội từ các FTA.

Doanh nghiệp này hiện nắm trong tay đội ngũ chuyên gia hàng đầu về Japan-GMP và phát triển thị trường quốc tế. Cùng với gần 300 kỹ thuật viên nội bộ, giàu kinh nghiệm về cách thức vận hành dây chuyền Japan-GMP.

Dược Hậu Giang hiện có 2  dây chuyền sản xuất viên nén và viên nén bao phim đạt tiêu chuẩn Japan-GMP.

Chi tiết về Japan-GMP vui lòng xem tại đây: http://japangmp.dhgpharma.com.vn/vi/.

 

Mời xem thêm:

Thời tiết lạnh chuyển sang nóng, người mỡ máu cao cẩn thận đột quỵ

16 sản phẩm Hapacol sản xuất trên dây chuyền quốc tế, tăng lợi ích người dùng

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin mới