Thứ Sáu, 19/04/2024
32 C
Ho Chi Minh City

Doanh nghiệp Việt thiếu bản lĩnh?

Kinh tế Sài Gòn Online

Kinh tế Sài Gòn Online

Doanh nghiệp Việt thiếu bản lĩnh?

Thanh Uyên

Doanh nghiệp Việt thiếu bản lĩnh?
Doanh nghiệp tham gia Diễn đàn Văn hóa doanh nghiệp – Nền tảng phát triển bền vững – Ảnh: B.U

(TBKTSG Online) – Tại Diễn đàn Văn hóa doanh nghiệp – Nền tảng phát triển bền vững (*) tổ chức ngày 15-10 tại TPHCM, một số ý kiến cho rằng các doanh nghiệp cùng ngành nghề trong nước thường cạnh tranh không sòng phẳng bằng những cách "dìm", “hạ bệ” nhau.

Phát biểu tại diễn đàn, bà Nguyễn Thị Hồng Minh, Chủ tịch danh dự Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản

Tham dự diễn đàn, Phó thủ tướng Trương Hòa Bình nhấn mạnh, văn hóa doanh nghiệp là yếu tố tạo nên linh hồn của thương hiệu và thể hiện sự khác biệt về giá trị của doanh nghiệp. Một thương hiệu tốt không chỉ là tài sản của doanh nghiệp mà còn là tài sản của quốc gia.

Thời gian qua cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam đã có nhiều nỗ lực trong việc xây dựng và phát triển văn hóa doanh nghiệp với tinh thần thượng tôn pháp luật, nâng cao đạo đức kinh doanh, thực hiện tốt trách nhiệm xã hội, cạnh tranh lành mạnh. Điều đó góp phần quan trọng trong việc nâng cao hình ảnh thương hiệu, phát triển bền vững của doanh nghiệp và nền kinh tế đất nước…

Tuy nhiên, việc xây dựng và phát triển văn hóa doanh nghiệp vẫn còn nhiều hạn chế, bất cập; trong đó, chủ yếu là đạo đức kinh doanh vẫn chưa được chú trọng đúng mức, tạo ra nhiều vấn đề nhức nhối trong xã hội. Nhiều doanh nghiệp vì lợi nhuận mà bất chấp pháp luật, đạo đức kinh doanh: sản xuất, nhập khẩu, kinh doanh hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng gây mất an toàn thực phẩm… Những hành vi trên không chỉ gây thiệt hại về kinh tế mà còn làm mất lòng tin của khách hàng đối với hàng hóa Việt Nam.

Phó thủ tướng Trương Hòa Bình cũng khẳng định Chính phủ cam kết đồng hành cùng doanh nghiệp, thông qua việc tiếp tục hoàn thiện thể chế pháp luật, cải cách mạnh mẽ thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh, phòng chống lãng phí, tiêu cực, giảm thiểu chi phí và thời gian thực hiện thủ tục hành chính. Đồng thời, xử lý nghiêm minh các hành vi nhũng nhiễu, trục lợi, tham nhũng nhằm tạo mọi thuận lợi cho doanh nghiệp khởi nghiệp, phát triển và đổi mới sáng tạo.

 Việt Nam (VASEP) cho rằng, mối liên kết giữa các doanh nghiệp Việt Nam cùng ngành nghề là rất thấp và nếu có thông qua một tổ chức, hiệp hội thì cũng không thực chất. Trong lĩnh vực thủy sản, bà Minh cho biết, lúc sản phẩm cá tra của Việt Nam liên tục gặp khó khăn khi bị nước nhập khẩu áp thuế chống phá giá thì doanh nghiệp trong nước cũng đang tìm cách diệt trừ nhau bằng cách bán phá giá.

“Lẽ ra các doanh nghiệp phải liên kết, học hỏi nhau để phát triển. Còn cạnh tranh bằng những cách thiếu lành mạnh như trên thì làm sao vươn ra ngoài được. Doanh nghiệp xây dựng văn hóa trong công ty mình, nhưng còn văn hóa đối xử với công ty khác thì sao?”, bà Minh nêu vấn đề.

Đồng tình với quan điểm này, với tư cách khách mời, bà Cao Ngọc Dung, Công ty cổ phần Vàng bạc đá quý Phú Nhuận (PNJ) nhận định đây là cái dở nhất của doanh nghiệp Việt, mà nguyên nhân là do thiếu bản lĩnh.

“Thách thức lớn nhất là chính mình – điều mà các doanh nghiệp trong nước không vượt qua được. Vì bản thân không tự tin, luôn sợ thua thiệt nên luôn tìm cách dìm, hạ thấp đối thủ. Rất đáng tiếc nhưng đó là sự thật đang diễn ra”, bà Dung nói.

Theo ông Giản Tư Trung, Hiệu trưởng Trường doanh nhân Pace, văn hóa doanh nghiệp được các doanh nghiệp hiện nay nhận thức rất tốt, ngay cả một start-up cũng xây dựng một giá trị lõi cho mình, vấn đề của Việt Nam là làm thế nào đưa văn hóa vào cuộc sống của doanh nghiệp.

"Đưa ra một giá trị văn hóa không khó nhưng để nó sống được từ nhân viên thư ký đến bảo vệ hay bất kỳ một bộ phận nào thì không dễ chút nào. Chỉ có một cách thực hiện duy nhất: từ trái tim đến trái tim", ông Giản Tư Trung nói.

Chia sẻ quan điểm về hiệp hội, ông Giản Tư Trung cho rằng, hiện nay bên cạnh văn hóa doanh nghiệp còn có văn hóa hiệp hội. Mối liên kết giữa các doanh nghiệp khi cùng nằm trong một hiệp hội sẽ tồn tại và trở nên thiết thực khi hiệp hội bảo vệ được uy tín sản phẩm, quyền lợi của các thành viên. Ngược lại, các doanh nghiệp làm nên uy tín hiệp hội vì vậy hiệp hội sẽ có quy chuẩn để xét duyệt thành viên. Uy tín của hiệp hội sẽ bị ảnh hưởng nếu một doanh nghiệp thành viên làm ăn không đàng hoàng. Nếu doanh nghiệp nào vi phạm pháp luật, cạnh tranh không lành mạnh thì phải bị khai trừ.

“Đó là cách để các hiệp hội phát huy được vai trò của mình”, ông Trung chia sẻ. “Hiệp hội Doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam đã từng kiện một doanh nghiệp Nhật vì doanh nghiệp này quịt lương của lao động Việt Nam. Người lao động Việt Nam chưa kiện nhưng người Nhật đã kiện rồi. Họ làm như vậy là để bảo vệ uy tín của thành viên cũng như thanh danh của hiệp hội và văn hóa của doanh nghiệp Nhật".

Kết thúc phiên thảo luận, tối 15-10, Hiệp hội Phát triển văn hóa doanh nghiệp Việt Nam cũng lần đầu công bố “Bộ tiêu chí văn hóa doanh nghiệp” gồm 6 tiêu chí lớn là: văn hóa của người lãnh đạo doanh nghiệp; xây dựng và thực thi văn hóa doanh nghiệp; thượng tôn pháp luật; đề cao đạo đức kinh doanh; thực hiện trách nhiệm xã hội; và cạnh tranh lành mạnh. Đây được xem là cơ sở để Hiệp hội Phát triển văn hóa doanh nghiệp Việt Nam đánh giá và tôn vinh các doanh nghiệp văn hóa tiêu biểu trong thời gian tới.

————————

(*) Diễn đàn Văn hóa doanh nghiệp – Nền tảng phát triển bền vững do Hiệp hội Phát triển văn hóa doanh nghiệp Việt Nam (VNABC) phối hợp với Hội Nữ doanh nhân TPHCM (HAWEE) tổ chức.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin mới