(KTSG Online) - Từ ngày 2 đến 4-4-2024, tất cả các cửa cống Cái Lớn trên sông Cái Lớn và cống Cái Bé trên sông Cái Bé (tỉnh Kiên Giang) sẽ đóng hoàn toàn. Tàu ghe chỉ được đi qua khu vực hai cống này bằng cửa âu thuyền.
- Dự án Cái Lớn – Cái Bé: nguy cơ xung đột… ‘ngọt – lợ – mặn’
- Hệ thống thủy lợi kiểm soát mặn Cái Lớn – Cái Bé vừa đưa vào vận hành
TTXVN dẫn thông tin từ Chi cục Đường thủy nội địa khu vực III thuộc Cục Đường thủy nội địa Việt Nam cho biết, để phục vụ việc vận hành cụm cống Cái Lớn, Cái Bé và Xẻo Rô theo kế hoạch, điều tiết nguồn nước, ứng phó với xâm nhiễm mặn giai đoạn cao điểm mùa khô sẽ hạn chế giao thông đường thủy trên sông Cái Lớn và sông Cái Bé trên địa bàn tỉnh Kiên Giang.
Từ ngày 2 đến 4-4-2024, giao thông đường thủy nội địa tại khu vực cống Cái Lớn trên sông Cái Lớn, thuộc xã Hưng Yên, huyện An Biên và xã Bình An, huyện Châu Thành (Kiên Giang) và cống Cái Bé trên sông Cái Bé, thuộc xã Bình An, huyện Châu Thành (Kiên Giang) bị hạn chế lưu thông.
Mức độ hạn chế là đóng tất cả các cửa cống hoàn toàn, phương tiện thủy không được lưu thông qua các cửa cống, chỉ được lưu thông qua khu vực cống Cái Lớn và cống Cái Bé bằng cửa âu thuyền.
Hiện nay, mực nước từ đầu nguồn sông Me Kong đổ về Đồng bằng sông Cửu Long ở mức thấp hơn cùng kỳ năm 2023 và trung bình nhiều năm khoảng 20%. Mực nước các trạm nội đồng trên địa bàn tỉnh Kiên Giang cũng thấp hơn cùng kỳ năm 2023 và trung bình nhiều năm từ 5 đến 15 cm.
Độ mặn khu vực ven biển đang tăng nhanh, kết hợp nắng nóng, lượng nước bốc hơi mạnh làm tăng độ mặn cho các vuông nuôi tôm. Trường hợp hạn hán tiếp tục kéo dài sẽ làm tăng độ mặn vượt ngưỡng cho phép đối với các huyện Vĩnh Thuận, An Minh và An Biên thuộc tỉnh Kiên Giang, ảnh hưởng bất lợi đến sản xuất.
Tôi đọc báo, có tờ báo nói rằng tổng kết cho việc ứng phó và các giải pháp khắc phục phòng chống hạn hán và xâm nhập mặn của các tỉnh ĐBSCL là 70 nghìn tỷ đồng.
Hiện tại nguồn nước ngọt trên sông Mê Kông về rất ít do nhiều hồ đập thủy điện trên thượng nguồn ngăn lại và tích trữ, thành ra vùng ĐBSCL ngày càng thiếu nước ngọt và xâm nhập mặn sâu, cường độ cao nhiều hơn.
Có nhiều giải pháp của chính phủ, như ngoại giao nguồn nước “Ủy hội sông Mê Kông”, chính quyền địa phương và người dân có nhiều cách ứng phó…, nhưng những cách đó ta lại khó chủ động được.
Xin quay lại vấn đề 70 nghìn tỷ đồng cho các tỉnh ĐBSCL ỨNG PHÓ VÀ KHẮC PHỤC HẠN MẶN.
Cống Cái Lớn Cái Bé có kinh phí xây dựng trên 3 nghìn tỷ đồng, hiện tại hoạt động tốt và tỉnh Kiên Giang đã chủ động được việc làm chậm và ngăn mặn hoàn toàn từ hệ thống cống này, người dân được hưởng lợi.
Vấn đề đặt ra là sao chúng ta không xây toàn bộ cống cho các cửa sông lớn ở ĐBSCL và sông Vàm Cỏ Đông/Tây. Cho mỗi cống là 5 nghìn tỷ đồng, 9 cống này là 45 nghìn tỷ đồng, còn lại 25 nghìn tỷ đồng tu bổ bảo dưỡng và làm hệ thống hồ chứa, thủy lợi, đường ống, trạm bơm, nạo vét, trồng rừng phòng hộ vẹn biển mặn, lợ, bãi bồi.