Thứ hai, 27/01/2025
27 C
Ho Chi Minh City

Dự án GrabConnect hỗ trợ tiêu thụ gần 700 tấn trái cây trong năm 2023

Kinh tế Sài Gòn Online

Kinh tế Sài Gòn Online

(KTSG Online) - Tận dụng công nghệ để kết nối người tiêu dùng với nguồn nông sản và đặc sản địa phương an toàn, chất lượng từ nông dân, dự án GrabConnect đã góp phần hỗ trợ tiêu thụ gần 700 tấn trái cây trên GrabMart và được vinh danh tại nhiều giải thưởng uy tín trong năm 2023.

Dự án GrabConnect giúp đưa nông sản Việt chất lượng đến tận tay người tiêu dùng. Ảnh: Grab.

Với sứ mệnh tận dụng nền tảng công nghệ để kết nối nông dân, nông sản với người tiêu dùng, dự án GrabConnect đã đạt được thành công ấn tượng trong năm thứ ba triển khai. Chỉ trong khoảng thời gian từ tháng 5 đến tháng 9 năm 2023, dự án GrabConnect đã kết nối và góp phần hỗ trợ tiêu thụ gần 700 tấn trái cây các loại trên GrabMart. Dự án tiếp tục khẳng định cam kết lâu dài của Grab trong việc hỗ trợ chuyển đổi số, kết nối tiêu thụ nông sản cho doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã, hộ sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp tại Việt Nam.

Đây là thành quả đến từ sự kiên trì của đội ngũ Grab cùng các đối tác trong việc giản lược hóa các khâu trung gian để tiếp cận với nhiều hợp tác xã nông nghiệp và nhiều nhà vườn địa phương hơn. Nhờ vậy, sản phẩm cung cấp trên nền tảng đa dạng hơn và công tác vận hành ngày càng tối ưu để đảm bảo chất lượng nông sản còn tươi mới khi đến tay người dùng cuối. Xoài, sầu riêng, bơ, vải, măng cụt là những loại trái cây nhận được sự ủng hộ nhiều nhất của người tiêu dùng trong suốt thời gian triển khai dự án.

Đóng góp không nhỏ vào thành công của dự án năm nay là chiến dịch tiếp thị - truyền thông sáng tạo được GrabMart triển khai xuyên suốt từ tháng 5/2023. Chiến dịch mang đến những thông điệp tích cực tôn vinh nông sản Việt, trân trọng công sức của người nông dân, cho thấy sự năng động của họ trong việc tiếp cận số hóa, điển hình là tận dụng các công cụ chuyển đổi số và cơ hội kết nối với người dùng trên nền tảng Grab. Nhờ vậy, chiến dịch đã tác động sâu sắc đến cộng đồng và nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ của người tiêu dùng, thể hiện qua sản lượng tiêu thụ.

Ông Huỳnh Văn Quới, một chủ vườn sầu riêng tại Tây Ninh đạt được nhiều thành công khi hợp tác cùng dự án GrabConnect. Ảnh: Grab.

Sự thành công của chiến dịch tiếp thị - truyền thông cho dự án GrabConnect không chỉ được cộng đồng và người tiêu dùng ghi nhận. Mới đây, dự án với sứ mạng số hóa chuỗi cung ứng từ nông trại đến nhà của người dùng đã nhận được các giải thưởng quốc tế uy tín trong lĩnh vực truyền thông - tiếp thị.

Đầu tháng 10/2023, lễ trao giải YouTube Works Awards 2023 - giải thưởng đặc biệt của YouTube dành cho những chiến dịch có video quảng cáo nổi bật nhất Việt Nam trên nền tảng này, đã vinh danh GrabConnect ở hai hạng mục The Changemaker (Top 1) và Best of Vietnam (Top 2).

GrabConnect cũng nhận được “cú đúp” giải thưởng tại APAC Effie Award 2023 - giải thưởng vinh danh những chiến dịch truyền thông - tiếp thị nổi bật và đem lại những kết quả thiết thực trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Dự án đã đạt giải Bạc (Silver) tại hạng mục Positive Change Social Good: Brands - Services (hạng mục dành cho các thương hiệu và dịch vụ tạo ra thay đổi tích cực trong xã hội) và giải Đồng (Bronze) cho hạng mục Corporate Reputation (hạng mục về doanh nghiệp uy tín).

Bà Nguyễn Thanh Anh - Giám đốc Tiếp thị, Grab Việt Nam, cho biết: “Chúng tôi nhận thấy một trong những giải pháp để nông nghiệp Việt Nam phát triển bền vững là hỗ trợ người nông dân có sự kết nối hiệu quả nhất với người dùng cuối. Bên cạnh đó, chúng ta cũng cần tạo thêm niềm tin cho người tiêu dùng về giá trị và chất lượng của nông sản Việt. Dự án GrabConnect đang đưa ra những giải pháp bền vững để giải quyết cả hai bài toán đó, bằng việc tận dụng sức mạnh công nghệ của nền tảng Grab và năng lực triển khai các hoạt động truyền thông - tiếp thị đa kênh của siêu ứng dụng Grab. Sự đồng hành của các hợp tác xã và bà con nông dân, sự ủng hộ của người dùng và cộng đồng dành cho GrabConnect trong năm thứ ba triển khai sẽ là động lực để chúng tôi tạo thêm nhiều chiến dịch có ý nghĩa thúc đẩy sự phát triển ngành nông nghiệp Việt Nam”.

Năm 2021, tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp ảnh hưởng đến chuỗi cung ứng nông sản ở các địa phương. Các mặt hàng nông sản, đặc sản an toàn, chất lượng gặp nhiều khó khăn để đến được tay người dùng cuối với mức giá hợp lý. Trong bối cảnh đó, dự án GrabConnect ra đời nhằm kết nối nông sản và đặc sản địa phương an toàn, chất lượng từ nông dân đến tay người tiêu dùng khắp cả nước thông qua ứng dụng công nghệ.

Dự án GrabConnect nằm trong khuôn khổ Biên bản ghi nhớ được Cục Phát triển doanh nghiệp (AED – thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư), Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản (Agrotrade – thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), Trung tâm Xúc tiến thương mại và đầu tư (ITPC-VCA – thuộc Liên minh Hợp tác xã Việt Nam) và Grab Việt Nam ký kết vào tháng 6/2021. Đây cũng là một trong những nỗ lực của Grab trong việc thực hiện sứ mệnh Grab Vì Cộng Đồng nhằm thúc đẩy quá trình chuyển đổi số tại Việt Nam, ủng hộ Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 của Chính phủ.

Dự án đã trải qua hành trình 3 năm không ngừng đa dạng hóa đầu ra cho nông sản Việt, minh chứng cho nỗ lực dài hạn của Grab nhằm đưa nông sản địa phương đến tay người tiêu dùng, thúc đẩy chuyển đổi số cho doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ sản xuất kinh doanh. Qua đó, Grab đóng góp tích cực vào sự phát triển chung của nền nông nghiệp Việt Nam

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin mới