Du lịch tự túc đến Bhutan
Công ty du lịch Hương Băng
(TBKTSG Online) - Có một điều thú vị khi nói đến du lịch Bhutan. Đó là nơi không ai đến để mua sắm hay ăn chơi nhưng là nơi đòi hỏi du khách phải tốn khá nhiều tiền để tham gia một tour đi Bhutan từ một tuần trở lên. Kỳ này, nhiều câu hỏi tập trung về mong muốn du lịch tự túc đến Bhutan, nơi mà nhiều người cho rằng chính quyền ở đó chủ trương hạn chế sự giao lưu giữa người dân nước họ với người nước ngoài.
Kỳ trước: >>> Bhutan - Xứ sở huyền bí.
- Hiện có đường bay thẳng từ Việt Nam sang Bhutan hay phải quá cảnh? Giá vé thế nào? Mất bao lâu để đi từ TPHCM sang Bhutan bằng máy bay?
Tu viện Tiger Rest, nằm trên sườn núi ở độ cao 3.000 mét. |
- Bay đi Bhutan phải quá cảnh ở Bangkok hoặc Nepal. Từ Việt Nam bay đi Bangkok, ngủ đêm ở Bangkok, sáng hôm sau bay đi Bhutan, thời gian bay 6 tiếng. Giá vé hạng thường (economic) vé lẻ khoảng 25.000.000đ.
- Nếu tôi muốn đi du lịch tự túc sang Bhutan khoảng một tuần, tôi cần phải chuẩn bị những gì? Thủ tục xin visa Bhutan có khó không?
- Chính phủ Bhutan không khuyến khích khách du lịch đi tự túc đến Bhutan mà phải qua một công ty du lịch để bảo lãnh visa. Do đó, hoàn toàn không có khách ba lô tới Bhutan. Vì vậy đi du lịch Bhutan tự túc cũng khó để làm visa.
- Chắc không thể đi "bụi", ngủ lều ở xứ sở trên cao đó rồi, vậy nếu đi tự túc, du khách có thể tìm chỗ ngủ sao cho rẻ nhất? Nhà dân có cho khách vào ngủ trọ không?
- Bhutan có những khách sạn rẻ tiền chứ hoàn toàn không có nhà dân cho ngủ trọ.
- Vì người Bhutan theo đạo Phật nên tôi nghĩ họ chỉ toàn ăn chay thôi. Không biết nhà hàng bên đó có bán thức ăn mặn hay không?
- Văn hóa Bhuan mang đậm truyền thống Phật giáo Tây Tạng, ngoài các pháo đài cổ (dzong) được xây dựng khoảng thế kỷ XIV để canh gác, bảo vệ lãnh thổ mà ngày nay được sử dụng như các công sở thì đi đâu cũng thấy chùa chiền và tu viện Phật giáo. Nhưng không phải vì thế mà cho rằng tất cả người dân nước này đều an chay.
Ngược lại, người dân ở vùng đồi núi cao này ăn nhiều thịt, nhất là các loại bò và gia cầm. Các món súp thịt nấu gạo và rau khô nêm nhiều gia vị cay được ưa thích trong mùa lạnh. Các thực phẩm chế biến từ sữa, đặc biệt là bơ và phô mát cũng tiêu thụ rất nhiều. Về đồ uống, ngoài trà, người ta cũng uống nhiều rượu gạo và bia nữa. Nhưng hãy chủ ý, Bhutan có luật cấm bán và hút thuốc lá; những người nghiện thuốc lá đến xứ sở lạnh lẽo này sẽ “khổ sở” không ít.
- Ở Bhutan người ta dùng loại phương tiện nào để di chuyển. Tôi nghe nói Bhutan đường sá khá hiểm trở và khó đi lại, điều này có đúng không? Nếu tôi muốn đi du lịch bụi thì tôi nên sử dụng loại phương tiện nào để di chuyển giữa các địa điểm tham quan ở Bhutan.
- Phương tiện di chuyển chính là các loại xe. Phần lớn đường nhỏ, nhưng vì ít xe nên không có gì nguy hiểm.
- Ngôn ngữ giao tiếp được sử dụng ở Bhutan là gì? Tôi biết tiếng Anh không rành rẽ lắm, liệu tôi có thể đi du lịch tự túc đến đây có gặp trở ngại gì không?
- Người dân Bhutan chỉ nói tiếng bản xứ, rất ít người biết tiếng Anh, vì vậy khi đến đất nước này du khách nhất thiết phải nhờ đến hướng dẫn viên người Bhutan. Hướng dẫn viên du lịch và nhân viên ngành du lịch và các dịch vụ khác cần thiết cho du khách thì chỉ dùng tiếng Anh để giao thiệp với khách nước ngoài, vì vậy nếu không biết tiếng Anh du khách sẽ gặp nhiều khó khăn.
- Pháo đài Punakha có mở cửa đón du khách đến tham quan hay không?
- Là một trong những pháo đài đẹp nhất của đất nước, Punakha nằm ở giữa hai con sông nổi tiếng Pho Chu và Mo Chu. Được xây dựng từ năm 1637, Punakha được coi là cung điện của hoàng gia Bhutan cho đến giữa thế kỷ 20. Hiện nay, Punakha thường xuyên mở cửa cho khách đến tham quan.
Pháo đài Punakha. |
Công ty Du lịch Hương Băng 48/46 Hồ Biểu Chánh, phường 11, quận Phú Nhuận, TPHCM ĐT: 08.3997 3369 - Fax: 08.3847 9838 Email: huongbang@huongbangtravel.com - Website: www.huongbangtravel.com |