Thứ năm, 2/01/2025
27 C
Ho Chi Minh City

Giá dầu có thể rơi về 40 đô la/thùng trong kịch bản xấu nhất

Lê Linh

Kinh tế Sài Gòn Online

Kinh tế Sài Gòn Online

(KTSG Online) – Trong phiên giao dịch cuối tuần qua, giá dầu thô trên thị trường quốc tế giảm mạnh, chạm mức thấp nhất kể từ tháng 12 năm 2021. Trong kịch bản xấu nhất, nếu cú sụp đổ của ngân hàng Silicon Valley Bank (SVB) gây tác động lây lan toàn bộ các thống ngân hàng quy mô khu vực ở Mỹ, khiến nền kinh tế trì trệ, giá dầu Brent có thể giảm về mức 40 đô la Mỹ/thùng.

Giá dầu chịu áp lực giảm do mối lo ngại khủng hoảng tài chính sau cú sụp đổ của ngân hàng Silicon Valley Bank. Ảnh: Reuters

Hôm 17-3, hợp đồng tương lai dầu thô Tây Texas (WTI), có lúc giảm xuống mức thấp nhất là 65,17 đô / thùng, giảm 4,7% so giá đóng cửa hôm trước đó. Dầu thô Brent, thước đo chuẩn của thị trường dầu quốc tế, cũng giảm mạnh tới 4,4%, xuống 71,4 đô la/thùng. Cả hai hợp đồng này chốt phiên giao dịch với mức giảm hơn 2%. Dầu Brent giảm khoảng 15% chỉ trong 10 ngày qua.

Một số sự mức giảm dường như là  khoản lỗ trên giấy tờ do giao dịch đầu cơ trên thị trường tương lai, không liên quan đến cung cầu dầu thực tế.

Tuy nhiên, giá dầu cũng giảm sau khi các số liệu thống kê cho thấy rằng người tiêu dùng và các công ty không sử dụng nhiều dầu như kỳ vọng,  buộc các nhà sản xuất phải chuyển nhiều dầu hơn đến địa điểm dự trữ. Trên toàn cầu, có tổng cộng 120 triệu thùng dầu đã được tích trữ trong kho trong ba quí vừa qua do nguồn cung vượt cầu. Ngay cả khi Trung Quốc tái mở cửa kinh tế, giới phân tích không mong đợi cân bằng cung cầu hiện nay sẽ  thay đổi trong nhiều tháng tới.

Giới phân tích ngày ngày càng thấy rõ động lực giảm giá đang lấn át tác động tích cực của từ sự phục hồi kinh tế của Trung Quốc và các lệnh trừng phạt của phương Tây nhằm vào hoạt động xuất khẩu Nga.

Natasha Kaneva, người đứng đầu bộ phận nghiên cứu hàng hóa toàn cầu tại Ngân hàng J.P. Morgan, nói: “Thị trường dầu mỏ sẽ tiếp tục dư thừa trong hai tháng tới với giá dầu chịu áp lực cho đến tháng 5 do tồn kho toàn cầu có thể tăng thêm 46 triệu thùng”.

Kaneva đã kỳ vọng giá dầu Brent sẽ tăng lên mức trung bình là 89 đô la /thùng trong quí 2 này. Nhưng giờ đây, bà cho rằng giá dầu khó có thể quay trở lại mức đó trong thời gian tới. Thay vào đó, bà nhận định giá dầu Brent chỉ đạt mức 70 đô la-80 đô la trong quí này.

Dự báo sẽ thay đổi nếu có trong hai điều sau xảy ra. Yếu tố xúc tác đầu tiên sẽ là sự thay đổi trong chiến lược của Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC), vốn mắc kẹt trong lịch trình sản xuất đã nhất trí hồi tháng 10 cùng với một nhóm liên minh lớn hơn được gọi là OPEC+,  bao gồm Nga. Vào thời điểm đó, quyết định cắt giảm sản lượng 2 triệu thùng/ngày của OPEC đã bị Mỹ+ chỉ trích vì Washington lo ngại động thái thắt chặt nguồn cung sẽ đẩy giá dầu lên cao hơn.

Hiện tại, có vẻ như OPEC+ thực sự đã cắt giảm quá khiêm tốn, ít nhất là theo quan điểm của những nhà đầu cơ dầu mỏ. Các điều kiện kinh tế đã xấu nhiều đến lịch trình sản xuất hiện tại của OPEC có thể làm tăng sản lượng dư thừa, khiến giá giảm hơn nữa. Có khả năng OPEC+ sẽ đề xuất cắt giảm thêm sản lượng trong cuộc họp vào tuần tới. Kaneva cho rằng liên minh này có thể cắt giảm sản lượng thêm khoảng 400.000 thùng/ngày.

Yếu tố xúc tác còn lại sẽ là thông báo của chính phủ Mỹ rằng sẽ bắt đầu mua dầu bổ sung vào kho dự trữ dầu chiến lược (SPR), hiện ở mức thấp nhất trong nhiều thập niên. Lượng mua dầu lớn của chính phủ Mỹ có thể sẽ khiến giá tăng. Năm ngoái, Tổng thống Joe Biden biết chính phủ của ông sẽ xem xét việc mua khi giá dầu ở mức hoặc thấp hơn 67- 72 đô la/thùng.

Nhưng đây sau khi đã bán kỷ lục 180 triệu thùng từ SPR vào năm ngoái,  Bộ Năng lượng Mỹ chuẩn bị bán 26 triệu thùng dầu dự trữ nữa theo các quy định đã được quốc hội thông qua vào những năm trước. Các quan chức của bộ này nói họ không thể đồng thời vừa mua và bán dầu từ SPR vì lý do hậu cần. Tuy nhiên, Tổng thống Biden cho biết Bộ Năng lượng có thể mua dầu bổ sung vào SPR với điều kiện sẽ giao trong tương lai và sử dụng các hợp đồng giá cố định.

Thiếu vắng có hai yếu tố xúc tác đó, đường đi của giá dầu có thể phụ thuộc hậu quả của cơn hỗn loạn của ngành ngân hàng Mỹ hiện tại. Nếu mọi thứ trở nên tồi tệ hơn, Kaneva cảnh báo giá dầu sẽ giảm nhanh chóng vì cơn suy thoái do khủng hoảng tài chính gây ra có xu hướng tác động tồi tệ đến giá dầu mạnh gấp 2-3 ba lần so với các cuộc suy thoái khác.

Bà viết trong báo cáo: “Phân tích lịch sử cho thấy sự lây lan khủng khoảng trên thị trường tài chính có xu hướng tác động sâu hơn và lâu hơn vào nền kinh tế, cắt giảm chi tiêu của người tiêu dùng và tác động mạnh đến nhu cầu dầu mỏ. Nếu những vụ sụp đổ ngân hàng ở Mỹ hiện tại ảnh hưởng đến toàn bộ hệ thống ngân hàng quy mô khu vực, giá dầu Brent có thể xuống mức thấp nhất là 40 đô la”.

 Theo Barrons

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin mới