Thứ Ba, 17/09/2024
35.6 C
Ho Chi Minh City

Giá dầu, vàng leo thang cùng căng thẳng chính trị Ukraine

D.Nguyễn

Kinh tế Sài Gòn Online

Kinh tế Sài Gòn Online

(KTSG Online) – Giá dầu thế giới áp sát mức 100 đô la/thùng, giá vàng tăng cao kỷ lục 9 tháng, trong bối cảnh căng thẳng địa chính trị tại Ukraine tiếp tục leo thang sau động thái của Nga và các biện pháp trả đũa của phương Tây.

Căng thẳng địa chính trị tại Ukraine gần đây tiếp tục leo thang, đẩy giá dầu và giá vàng tăng cao. Thông tin mới nhất là viễn cảnh áp dụng các biện pháp trừng phạt của phương Tây đối với Nga trong bối cảnh xung đột với Ukraine.

Giá dầu và vàng “sánh vai” tăng giá giữa căng thẳng địa chính trị.

Thị trường dầu mỏ ngay lập tức phản ứng. Giá dầu thô trong phiên giao dịch ngày 22-2 có lúc lên gần 100 đô la Mỹ/thùng do lo ngại gián đoạn nguồn cung năng lượng từ Nga, trong khi giá khí đốt tự nhiên của châu Âu có thời điểm tăng tới 13%. Trên thị trường giao ngay, giá dầu Brent có lúc leo lên đến mức cao 99,05 đô la/thùng, trong khi dầu WTI chạm ngưỡng 96,62 đô la/thùng.

Bên cạnh việc dầu thô lên mức cao nhất kể từ năm 2014, giá vàng cũng đạt đỉnh trong gần 9 tháng qua, trước khi giảm trở lại khi các nhà đầu tư tiếp tục chờ đợi thông tin từ Ukraine. Giá vàng giao ngay có lúc lên mức 1.913,89 đô la Mỹ/oz, sau đó giảm khoảng 0,2%, trong khi giá vàng giao sau Mỹ tăng khoảng 0,4%, theo Reuters.

Thị trường chứng khoán bị ảnh hưởng mạnh, các chỉ số chính của Phố Wall cũng sụt giảm mạnh theo.

Tờ Reuters dẫn lại David Meger, Giám đốc giao dịch kim loại tại High Ridge Futures, cho rằng không có gì ngạc nhiên khi vàng tăng vì tính trú ẩn an toàn. Tuy nhiên, bên cạnh rủi ro về địa chính trị, lý do khác đẩy giá vàng tăng còn là áp lực lạm phát và khả năng tăng lãi suất của Mỹ. Đây là động lực chính khiến giá vàng trong vài tuần qua đi ngang và có xu hướng cao hơn.

Còn ở thị trường dầu, căng thẳng leo thang giữa các bên cũng tăng áp lực lên nguồn cung dầu, từ đó đẩy giá dầu tiếp tục tăng lên. Tờ Bloomberg dẫn lại bà Sri Paravaikkarasu, Trưởng nhóm dầu mỏ châu Á tại FGE, cho rằng thị trường dầu sẽ tiếp tục khó khăn trong vài tháng tới khi bắt đầu thấy hầu hết các lệnh trừng phạt được áp dụng. Đánh giá chung của giới quan sát là cuộc khủng hoảng tại Ukraine đã phần nào tiếp sức cho thị trường dầu mỏ đang tăng do nguồn cung khan hiếm.

Căng thẳng gia tăng giữa Nga và phương Tây xung quanh vấn đề Ukraine đã khiến thị trường tài chính toàn cầu bị ảnh hưởng mạnh. Diễn biến mới nhất là việc Tổng thống Mỹ Joe Biden công bố một loạt biện pháp trừng phạt mới nhằm vào Nga. Động thái này được đưa ra sau khi phía Nga bất ngờ công nhận hai vùng ly khai Donetsk và Luhansk là độc lập, đồng thời tuyên bố đưa lực lượng “gìn giữ hoà bình” tới hai vùng này.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin mới