Thứ tư, 28/05/2025
27 C
Ho Chi Minh City

Hà Nội triển khai cơ chế đặc thù phát triển mạng lưới metro

Bình Dương

Kinh tế Sài Gòn Online

Kinh tế Sài Gòn Online

A.I

(KTSG Online) - Hà Nội vừa ban hành quyết định thí điểm một số cơ chế, chính sách nhằm phát triển hệ thống đường sắt đô thị (metro) với hai tuyến được khởi công vào tháng 10 năm nay.

Hà Nội triển khai cơ chế đặc thù phát triển metro với 2 tuyến được khởi công vào tháng 10 này. Ảnh: TL

UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành Quyết định 2613 để triển khai Nghị quyết 188 của Quốc hội về thí điểm cơ chế, chính sách đặc thù thúc đẩy phát triển mạng lưới metro của thủ đô, TTXVN đưa tin.

Theo kế hoạch kèm Quyết định, thành phố đặt mục tiêu thực hiện nghiêm túc, hiệu quả các kết luận của Bộ Chính trị và Nghị quyết 188.

Kế hoạch gồm 7 nhóm nội dung, nổi bật là xây dựng văn bản cụ thể hóa nghị quyết, quy hoạch mạng lưới đường sắt và đô thị theo định hướng TOD (mô hình phát triển đô thị gắn với giao thông công cộng), chuẩn bị và triển khai các dự án đầu tư lớn giai đoạn 2026-2045.

Thành phố sẽ kiện toàn tổ công tác liên ngành và ban hành hướng dẫn, quy định chi tiết về lựa chọn tuyến, vị trí công trình, cơ chế chuyển giao công nghệ, tiêu chuẩn thiết kế và tiêu chí chọn tổ chức, doanh nghiệp tham gia ngành công nghiệp metro.

Công tác quy hoạch sẽ tập trung rà soát hiện trạng đất dọc các tuyến đường sắt, cập nhật quy hoạch khu vực TOD và tích hợp vào các đồ án điều chỉnh quy hoạch giao thông, quy hoạch điện của thủ đô, nhằm đảm bảo quỹ đất và hạ tầng năng lượng cho các dự án.

UBND thành phố yêu cầu lập phương án huy động vốn giai đoạn 2026-2030, 2031-2035, sử dụng linh hoạt ngân sách để ứng vốn ký hiệp định vay ODA.

Thành phố cũng bố trí vốn đầu tư công cho các hoạt động chuẩn bị, thu hồi đất, bồi thường, tái định cư và di dời hạ tầng. Mục tiêu hoàn thành và vận hành đoạn ngầm tuyến Nhổn-ga Hà Nội trong năm 2027.

Tháng 10, Hà Nội sẽ khởi công hai tuyến là số 2 (Nam Thăng Long - Trần Hưng Đạo) và số 5 (Văn Cao - Hòa Lạc). Giai đoạn 2026-2030 sẽ triển khai các đoạn tuyến số 3 (ga Hà Nội - Yên Sở), số 2 (Trần Hưng Đạo - Thượng Đình, Nam Thăng Long - Nội Bài) và 2A kéo dài đến Xuân Mai. Các giai đoạn sau tiếp tục thực hiện quy hoạch đến năm 2045.

UBND thành phố yêu cầu các sở, ngành, đơn vị liên quan và địa phương sắp xếp bộ máy, bố trí nhân sự thực hiện kế hoạch với tinh thần trách nhiệm cao nhất. Ban Quản lý đường sắt đô thị Hà Nội được giao làm cơ quan thường trực, theo dõi và đôn đốc toàn bộ quá trình triển khai.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin mới