Thứ bảy, 23/11/2024
27 C
Ho Chi Minh City

Hàn Quốc điều tra các ngân hàng bán trái phiếu liên kết với chứng khoán Trung Quốc

Khánh Lan

Kinh tế Sài Gòn Online

Kinh tế Sài Gòn Online

(KTSG Online) - Giới chức trách Hàn Quốc đang tiến hành một cuộc điều tra mở rộng đối với các ngân hàng và công ty môi giới trong nước đã bán loại trái phiếu kỳ lạ liên kết với chứng khoán Trung Quốc với tổng trị giá hơn 10 tỉ đô la Mỹ. Các nhà quản lý lo ngại trái phiếu này có thể khiến nhà đầu tư thua lỗ nặng nề.

Các nhà đầu tư ELS theo dõi chỉ HSCEI biểu tình bên ngoài trụ sở của Cơ quan Giám sát tài chính quốc gia Hàn Quốc (FSS) ở Seoul hồi tháng 12-2023 để kêu gọi FSS buộc các ngân hàng và công ty môi giới bồi thường toàn bộ tổn thất. Ảnh: Yonhap

Hôm 8-1, Cơ quan Giám sát tài chính quốc gia Hàn Quốc (FSS) thông báo sẽ bắt đầu điều tra 12 tổ chức ngân hàng và công ty môi giới để xác định xem có bất kỳ hành vi sai trái nào trong việc bán trái phiếu liên kết vốn cổ phần (ELS) theo dõi Chỉ số Doanh nghiệp Trung Quốc Hang Seng (HSCEI) hay không. Chỉ số HSCEI phản ánh hiệu suất tổng thể cổ phiếu của các công ty ở Trung Quốc đại lục niêm yết ở  Hồng Kông. Trong số các tổ chức lớn nhất bị điều tra có ngân hàng KB Kookmin và Công ty môi giới Korea Investment & Securities.

ELS là các sản phẩm phái sinh và lợi nhuận được xác định dựa trên hiệu suất của các tài sản cơ sở như chỉ số chứng khoán như HSCEI hoặc cổ phiếu riêng lẻ. Cũng giống như trái phiếu truyền thống, trái phiếu theo dõi HSCEI trả lãi suất coupon nhưng cho phép nhà thu hồi vốn sớm trừ khi chỉ số HSCEI giảm xuống dưới một ngưỡng nhất định.

ELS thu hút những nhà đầu tư lớn tuổi ở Hàn Quốc trong kỷ nguyên lãi suất thấp. Nhưng nhà đầu tư thường bỏ qua rủi ro rằng, một khi ngưỡng đã được định trước của HSCEI bị phá vỡ, thua lỗ có thể xảy ra. Hầu hết ELS đều được bán vào năm 2021 khi khi HSCEI đạt đỉnh cao trên 12.000 điểm. Hiện chỉ số này đã giảm một khoảng một nữa giá trị.

FSS tuyên bố đã phát hiện ra một số vấn đề trong cuộc thanh tra kéo dài hai tháng, bao gồm cả việc nhân viên ngân hàng tích cực tiếp thị các loại trái phiếu có rủi ro cao mà nhà đầu tư bán lẻ khó hiểu. Cụ thể, FSS cho biết, một số ngân hàng và công ty môi giới thay đổi các tiêu chẩn nội bộ để khuyến khích nhân viên bán các sản phẩm phái sinh có độ rủi ro cao. Theo tuyên bố, các công ty liên quan phải "chịu trách nhiệm nghiêm ngặt" cho  bất kỳ hoạt động bất hợp pháp nào.

FSS cho biết khoản lỗ lớn sẽ thành hiện thực khi số ELS trị giá khoảng 15,4 nghìn tỉ won (11,7 tỉ đô la) đáo hạn trong năm nay, bắt đầu từ tháng 1. Khoảng 20% trong số đó sẽ đáo hạn trong quí đầu tiên và 32% khác đáo hạn trong ba tháng tiếp theo.

“Ngay cả khi các ngân hàng đã có hệ thống tuân thủ, chúng tôi không chắc liệu họ có thực hiện nhiệm vụ giải thích sản phẩm theo cách dễ hiểu hay khách hàng chỉ nhấp chuột và ký hợp đồng mua thứ gì đó mà không biết chính xác nó là gì”, người đứng đầu FSS Lee Bok-hyun phát biểu trong cuộc họp báo hôm 4-1.

Cuộc điều tra của FSS được tiến hành khi các cuộc kiểm tra cuối cuối năm ngoái cho thấy một số ngân hàng và công ty môi giới đã đưa doanh số bán ELS vào đánh giá hiệu suất của nhân viên và tăng giới hạn mục tiêu bán ELS bất chấp mức độ biến động cao.

Cuộc điều tra cho thấy rõ một xu hướng đầu tư ở Hàn Quốc, nơi hệ thống lương hưu không đầy đủ và các thực hành giao dịch mạo hiểm, khiến nhà đầu tư nhỏ lẻ đổ xô vào các vụ đặt cược mang tính đầu cơ cao. Giới chức trách thành lập một nhóm chuyên trách để giải quyết các khiếu nại của nhà đầu tư liên quan về những tổn thất có thể xảy ra từ ELS

Một sản phẩm ELS, có tên gọi Multi Barrier Lizard, do Korea Investment & Securities phát hành. sẽ đáo hạn vào tháng tới. Công ty này hứa hẹn sản phẩm này có thể mang lại lợi nhuận hàng năm 8,3% trừ khi ba tài sản cơ sở, bao gồm chỉ số HSCEI, giảm xuống dưới một mức nhất định. Chỉ số này giảm xuống hơn 50% kể từ khi Multi Barrier Lizard ra mắt vào tháng 2-2021. Điều này có nghĩa là nhà đầu tư thua lỗ lớn nếu chỉ số chỉ số HSCEI không phục hồi đáng kể vào tháng tới.

Một số nhà đầu tư đã thua tổng cộng khoảng 10 tỉ won từ khoản đầu tư ELS theo dõi chỉ số HSCEI đáo hạn vào cuối tuần trước. Những khoản thua lỗ nặng nề hơn sẽ bắt đầu ghi nhận trong tuần này.

Cổ phiếu Trung Quốc niêm yết trên thị trường chứng khoán Hồng Kông giảm mạnh kể từ năm ngoái do kinh tế trong nước yếu kém, khiến HSCEI trở thành một trong những chỉ số chứng khoán có hiệu suất kém nhất thế giới.

FSS cho biết tổng số dư chưa thanh toán của trái phiếu gắn liền với HSCEI là 19,3 nghìn tỉ won, trong đó nhà đầu tư nhỏ lẻ nắm giữ 91% Khoảng 30% nhà đầu tư ELS gắn liền với HSCEI có độ tuổi từ 65 trở lên. Theo FSS, có khoảng 400.000 tài khoản đầu tư sử dụng các sản phẩm này và có một số lượng “đáng kể” khiếu nại từ các nhà đầu tư nhỏ lẻ.

 Theo Bloomberg, Korea Economic Daily

 

 

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin mới