(KTSG Online) - Sau khi Cục Địa chất có kết luận đánh giá trữ lượng và tiêu chuẩn cát ở lô B1, cách bờ biển Sóc Trăng khoảng 20km là đủ để làm nền đường giao thông thì Chính phủ đã giao cho các bộ, ngành có liên quan tiếp tục thí điểm và sử dụng mở rộng. Tuy nhiên câu chuyện khai thác cát biển để san nền đô thị, đắp đường cao tốc vẫn còn tồn tại nhiều bất cập.
- Nam Định thí điểm dùng cát biển đắp nền đường cao tốc
- TPHCM dừng hợp đồng BOT đường nối cao tốc TPHCM - Trung Lương
Trong phần đối thoại dưới đây, nhà báo Hồng Văn của Tạp chí Kinh tế Sài Gòn và Tiến sĩ Trần Hữu Hiệp, nguyên Ủy viên Chuyên trách, Vụ trưởng Vụ Kinh tế, Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ, sẽ bàn luận xung quanh vấn đề khai thác cát biển để phục vụ các công trình giao thông, công trình dân dụng.
Đơn giản thôi. Lý do chính không phải vì khó khăn kỹ thuật, tài chính… gì đó. Mà vì nếu dự án này thành công, các đại gia “cát tặc” sẽ hết thời làm ăn, trúng lớn ?
Chúng tôi đã triển khai ứng dụng tuyển rửa cát ngọt và cát biển hơn 10 thiết bị đều đạt chất lượng và đạt công suất thiết kế nhưng đã gặp nhiều khó khăn phải dừng lại do tiêu chuẩn cát biển vừa ban hành ngày 29/6/2023, nhà nước chưa cấp mỏ cát biển chính thức và chủ mỏ cát chưa ủng hộ đồng hành cho tuyển rửa cát nên chúng tôi phải mua lại của chủ mỏ cát để tuyển rửa và rất khó cạnh tranh về giá (vì người dân chưa hiểu nên ít quan tâm về cát sạch và cát bẩn gây hại do còn chứa nhiều bụi bùn sét tạp chất hữu cơ).
Qua thực tiễn kinh nghiệm hơn 10 năm qua chúng tôi đã thiết kế chế tạo để sản xuất thiết bị theo quy mô công nghiệp và công suất từ 50 m3/giờ đến 1.000 m3/giờ (có thể tăng lên 2.000 m3/giờ khi đầu tư đồng bộ).