Thứ Ba, 22/07/2025
27 C
Ho Chi Minh City

Hồ sơ Chu Vĩnh Khang

Kinh tế Sài Gòn Online

Kinh tế Sài Gòn Online

Hồ sơ Chu Vĩnh Khang

Phúc Minh

Hồ sơ Chu Vĩnh Khang
Ông Chu Vĩnh Khang. Ảnh: Reuters

(TBKTSG Online) – Sau khi Trung Quốc công bố điều tra cựu Ủy viên thường vụ Bộ Chính trị Chu Vĩnh Khang tối ngày 29-7, tờ FTChinese cho rằng cuộc điều tra ông Chu Vĩnh Khang bắt đầu từ vụ “ngã ngựa” của Bí thư thành ủy Trùng Khánh Bạc Hy Lai.

>> Trung Quốc chính thức điều tra ông Chu Vĩnh Khang

Ông Bạc từng là ngôi sao về chính trị, là Ủy viên Bộ Chính trị Trung Quốc, do tham nhũng và bao che cho vụ giết doanh nhân người Anh Neil Heywood của vợ là bà Cốc Khai Lai nên bị kết án tù chung thân.

Tháng 3-2012: Với việc những thông tin về tham nhũng, hối lộ và cái chết của doanh nhân người Anh Neil Heywood ngày càng nhiều, cựu Bí thư thành ủy Trùng Khánh Bạc Hy Lai đã bị sa thải. Ông Heywood có mối quan hệ gần gũi với bà Cốc Khai Lai.

Tịch thu khối lượng tài sản khổng lồ

Theo Reuters, nhà chức trách Trung Quốc đã tịch thu số tài sản trị giá 90 tỉ nhân dân tệ của gia đình và thuộc cấp của ông Chu Vĩnh Khang, đóng băng hơn 1.000 tài khoản ngân hàng, tịch thu cổ phiếu trong và ngoài nước cũng như vàng bạc và ngoại tệ.

Cơ quan điều tra cũng đã thẩm vấn hoặc bắt giữ tổng cộng đến 313 người thân, đồng minh chính trị, doanh nhân và quan chức cấp dưới của ông Chu Vĩnh Khang tại Bắc Kinh, Thượng Hải và 5 tỉnh khác.

Ngoài ra, 300 căn hộ và biệt thự trị giá 1,7 tỉ nhân dân tệ, đồ cổ, tác phẩm hội họa và khoảng 60 chiếc xe, 27 khẩu súng và hơn 11.000 viên đạn các cỡ cũng bị tịch thu.

Tháng 5-2012: Bí thư Ủy ban chính pháp trung ương có quyền thế lớn Chu Vĩnh Khang, có quan hệ gần gũi với ông Bạc Hy Lai, đã đứng ra nói chuyện giúp ông Bạc Hy Lai và bị buộc giao lại quyền lãnh đạo các cơ quan công an, tòa án và tình báo. Ông Bạc Hy Lai và ông Chu Vĩnh Khang bị cáo buộc âm mưu thay thế ông Tập Cận Bình làm Chủ tịch Trung Quốc.

Tháng 8-2012: Bà Cốc Khai Lai bị kết án tử hình vì tội giết người, tạm đình chỉ chấp hành.

Tháng 9 và tháng 10-2012: Ông Bạc Hy Lai bị khai trừ khỏi đảng, sau đó bị miễn chức Đại biểu Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc (Quốc hội Trung Quốc).

Tháng 11-2012: ông Tập Cận Bình đảm nhận chức Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc, triển khai điểu tra một số quan chức quyền lực nhất và các công ty tại Trung Quốc. Ông Chu Vĩnh Khang chính thức nghỉ hưu và từ chức, trong đó có chức Ủy viên thường vụ Bộ Chính trị. Ủy ban thường vụ Bộ Chính trị là cơ quan quyết định cao nhất của Trung Quốc. Sự kiện này đánh dấu việc bắt đầu bắt giữ hàng chục người thân, trong đó có con trai, và vây cánh của của ông Chu Vĩnh Khang.

Tháng 12-2012: Phó Bí thư tỉnh ủy Tứ Xuyên Lý Xuân Thành bị bắt giữ, trở thành quan  chức cấp cao nhất bị điều tra kể từ khi ông Tập Cận Bình lên nắm quyền.

Tháng 9-2013: Ông Bạc Hy Lai bị kết tội tham nhũng, hối lộ và lạm dụng chức vụ. Ông bị kết án tù chung thân. Ngoài ra, Chủ nhiệm Ủy ban quản lý giám sát tài sản nhà nước Trung Quốc, một người bạn thân của ông Chu Vĩnh Khang, là ông Tưởng Khiết Mẫn bị sa thải.

Tháng 12-2013: Người ta tin rằng ông Chu Vĩnh Khang đã bị bắt giữ, mặc dù không có sự xác nhận chính thức. Em trai ông Chu Vĩnh Khang là ông Chu Nguyên Thanh và vợ ông Chu Nguyên Thanh bị cảnh sát bắt, kiểm tra nhà.

Tháng 1-2014: Hai đồng nghiệp cũ của ông Chu Vĩnh Khang, cũng là quan chức cấp cao, bị thẩm vấn, ở góc độ nào đó có liên quan đến mối quan hệ chặt chẽ với ông Chu Vĩnh Khang. Hai người này là Bí thư của công ty Petro China Thẩm Định Thành và Cục trưởng Cục an ninh thành phố Bắc Kinh Lương Khắc.

Tháng 5-2014: Ông trùm khai thác mỏ, có quan hệ mật thiết với ông Chu Vĩnh Khang, Lưu Hán bị kết án tử hình vì tổ chức tội phạm. Với mạng lưới điều tra rộng lớn, cuộc điều tra đối với ông Chu Vĩnh Khang ngày càng thắt chặt. Ít nhất bảy quan chức ngành công nghiệp năng lượng Trung Quốc bị bắt giữ trong năm tuần, trong đó có Phó Cục trưởng Cục Năng lượng quốc gia Trung Quốc Hứa Vĩnh Thịnh. Dư luận bên ngoài cho rằng những người này bị điều tra xuất phát từ việc làm suy yếu quyền lực của nhà lãnh đạo đã về hưu Lý Bằng. Ông Lý Bằng là Thủ tướng Trung Quốc từ năm 1988-1998.

Tháng 6-2014: Các nhân vật khác có ảnh hưởng, nhưng không nhất định có quan hệ mật thiết với ông Chu Vĩnh Khang, cũng bị bắt giữ, trong đó có ông Quách Chấn Tỉ của Đài  truyền hình trung ương Trung Quốc (CCTV) và Phó Chủ tịch Hội nghị chính trị hiệp thương nhân dân Trung Quốc Tô Vinh.

Tháng 7-2014: Bắc Kinh tuyên bố điều tra ông Chu Vĩnh Khang vì tình nghi "vi phạm kỷ luật nghiêm trọng".

Phạm vi ảnh hưởng của ông Chu Vĩnh Khang.
Nhiều tờ báo đưa tin về vụ điều tra ông Chu Vĩnh Khang ngày 30-7. Ảnh: BBC

Tờ Sing Tao Daily (Hồng Kông) cho biết tội trạng của ông Chu Vĩnh Khang dự kiến sẽ được công bố tại phiên họp toàn thể lần thứ tư của Đảng Cộng sản Trung Quốc khóa 18 vào tháng 10-2014.

Hãng tin AFP (Pháp) và tờ The Guardian (Anh) nói Trung Quốc công bố điều tra Chu Vĩnh Khang "vi phạm kỷ luật nghiêm trọng", thuật ngữ này thường để chỉ tham nhũng.

Tờ New York Times (Mỹ) cho biết: "Trung Quốc công bố điều tra ông Chu Vĩnh Khang là hành động táo bạo của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nhằm chống tham nhũng trong tầng lớp tinh anh, củng cố quyền lực. Ông Chu Vĩnh Khang có quyền lực lớn và tập hợp khối lượng tài sản khổng lồ. Việc điều tra ông Chu Vĩnh Khang có khả năng tập trung vào vấn đề sự giàu có của các thành viên trong gia đình”.

 

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin mới