Thứ sáu, 27/12/2024
27 C
Ho Chi Minh City

Hỗ trợ phát triển làng nghề tiểu thủ công nghiệp

T.Huy

Kinh tế Sài Gòn Online

Kinh tế Sài Gòn Online

(KTSG Online) – Định hướng và tìm giải pháp phát triển làng nghề tiểu thủ công nghiệp giai đoạn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, TPHCM sẽ xây dựng các chương trình, đề án hỗ trợ cho các cơ sở công nghiệp nông thôn trên địa bàn 5 huyện: Bình Chánh, Cần Giờ, Củ Chi, Hóc Môn, Nhà Bè nhằm hỗ trợ các làng nghề tiếp tục đóng góp quan trọng vào phát triển kinh tế - xã hội của TPHCM.

Làng nghề sản xuất muối tại xã Thạnh An, huyện Cần Giờ - Ảnh: TTXVN

Theo cổng thông tin Thành ủy TPHCM, báo cáo tình hình phát triển làng nghề tiểu thủ công nghiệp của Sở Công thương TPHCM ghi nhận, thời gian qua, các làng nghề đã có những đóng góp quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội: Thu hút nguồn lực trong dân, tạo ra nguồn sản phẩm phát triển kinh tế - xã hội;

Tạo ra nhiều sản phẩm phong phú và đa dạng phục vụ nhu cầu của xã hội và xuất khẩu; giải quyết lao động; góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế của TPHCM, xóa đói giảm nghèo.... Một số làng nghề đã thực sự đứng vững và phát triển trong cơ chế thị trường

Chương trình hỗ trợ khuyến công của thành phố cũng góp phần đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế tại các huyện theo hướng công nghiệp - nông nghiệp - dịch vụ, tạo việc làm và tăng thu nhập cho lao động tại các cơ sở công nghiệp nông thôn.

Khuyến khích nhiều doanh nghiệp, cơ sở công nghiệp nông thôn mạnh dạn đầu tư kinh phí thực hiện các nội dung hoạt động khuyến công nhất là đầu tư hệ thống dây chuyền, trang thiết bị máy móc tiên tiến có hiệu quả sản xuất cao, bảo vệ môi trường khu dân cư.

Tiếp tục hỗ trợ phát triển nghề, làng nghề trên địa bàn thành phố, định hướng và tìm giải pháp phát triển làng nghề tiểu thủ công nghiệp giai đoạn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, Sở Công thương TPHCM tập trung xây dựng các chương trình, đề án hỗ trợ cho các cơ sở công nghiệp nông thôn trên địa bàn 5 huyện: Bình Chánh, Cần Giờ, Củ Chi, Hóc Môn, Nhà Bè nhằm giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập người dân; góp phần bảo tồn những giá trị văn hóa truyền thống vùng nông thôn của thành phố.

Đẩy mạnh hỗ trợ đào tạo hình thành đội ngũ nhân công, xây dựng lực lượng lao động có kiến thức, tay nghề cao đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội mới. Đổi mới nâng cao chất lượng đào tạo, nâng cao kỹ năng nghề và hiệu quả đào tạo nghề, giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người lao động.

Đồng thời, đào tạo cho người lao động nắm được các tiêu chuẩn, quy chuẩn trong sản xuất, công nghệ mới trong sản xuất, chế biến, truy xuất nguồn gốc, mô hình kinh tế tuần hoàn sử dụng hiệu quả phụ phẩm nông nghiệp. Phát triển quản lý chuỗi cung ứng theo ứng dụng blockchain từ sản xuất, thu hoạch, sơ chế, bảo quản, vận chuyển, chế biến và tiêu thụ sản phẩm.

Hiện TPHCM có 9 loại hình làng nghề đang hoạt động và phát triển trong đó có các loại hình làng nghề tiểu thủ công nghiệp: Làng nghề bánh tráng, xã Phú Hòa Đông, huyện Củ Chi; làng đan đát, xã Thái Mỹ, huyện Củ Chi; làng mành trúc, xã Tân Thông Hội, huyện Củ Chi; làng se nhang, xã Lê Minh Xuân, huyện Bình Chánh; nghề sản xuất muối và chế biến khô thủy sản, huyện Cần Giờ...

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin mới