Thứ hai, 23/12/2024
27 C
Ho Chi Minh City

HoREA đề xuất chưa nên tăng phí xử lý nước thải

Kinh tế Sài Gòn Online

Kinh tế Sài Gòn Online

HoREA đề xuất chưa nên tăng phí xử lý nước thải

Lê Anh

(TBKTSG Online) - Hiệp hội Bất động sản TPHCM (HoREA) cho rằng, trong tình hình đại dịch Covid-19 đang diễn biến khó lường, đa số người dân bị tác động rất lớn, nhiều người bị thất nghiệp và bị giảm thu nhập, nên đề xuất tăng giá xử lý nước thải trong năm 2020 là chưa phù hợp. HoREA đề xuất nên giữ nguyên mức thu bằng 10% giá nước sạch như năm 2019, để giảm bớt gánh nặng cho người dân.

HoREA đề xuất chưa nên tăng phí xử lý nước thải
Khi sử dụng nước sạch người dân đã phải trả phí xử lý nước thải. Trong ảnh là nhà máy nước Thủ Đức - Ảnh: Anh Quân

Hôm 12-8, Sở Xây dựng TPHCM đã có tờ trình số 9150 đề xuất chính quyền TPHCM ban hành giá dịch vụ thoát nước trên địa bàn thành phố giai đoạn 2020-2024. Đáng chú ý trong tờ trình này giá dịch vụ thoát nước được đề xuất tăng qua từng năm.

Cụ thể mức tăng qua từng năm như sau:

Mục đích sử dụng

Năm 2020

2021

2022

2023

2024

Giá nước sạch bình quân (đồng/m3 nước sạch)

9.590

10.165

10.775

11.422

12.107

Lộ trình tăng giá dịch vụ thoát nước bình quân

15%

20%

25%

30%

35%

Giá dịch vụ thoát nước bình quân

(đồng/m3 nước sạch)

1.439

2.033

2.694

3.426

4.237

(đơn giá nêu trên chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng)

Góp ý cho tờ trình, ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch HoREA cho biết, tại TPHCM, từ năm 2016, người sử dụng nước sạch đã nộp phí bảo vệ môi trường đối với nước thải tính bằng 10% trên giá nước sạch (Quyết định số 24/2016).

Điều này đã thể hiện trách nhiệm của người sử dụng nước sạch, khi xả nước thải thì phải thực hiện nghĩa vụ đóng phí bảo vệ môi trường, góp phần bổ sung nguồn ngân sách nhà nước về xử lý nước thải.

Trong hơn 20 năm qua, các dự án nhà ở thương mại (cả nhà thấp tầng và nhà chung cư) đều phải xây dựng công trình xử lý nước thải sinh hoạt đạt tiêu chuẩn chất lượng quy định và bàn giao tài sản này cho cơ quan chuyên ngành quản lý vận hành.

Tuy nhiên, hiện nay, có một số dự án chưa bàn giao được công trình xử lý nước thải sinh hoạt cho cơ quan chuyên ngành nên người dân trong các dự án này đã phải trả chi phí xử lý nước thải hai lần. Lần một, người dân trả chi phí cho chủ đầu tư để vận hành trạm xử lý nước thải; một hai, đóng phí bảo vệ môi trường thông qua trả tiền nước sạch.

Trong văn bản số 83/2020 (ngày 17-8) gửi chính quyền TPHCM và Sở Xây dựng Hiệp hội Bất động sản TPHCM cho rằng, do tình hình đại dịch Covid-19 còn đang diễn biến khó lường, đa số người dân bị tác động rất lớn, một bộ phận bị bị thất nghiệp, bị giảm thu nhập, phải chi tiêu dè sẻn, nên việc đề xuất tăng thu phí xử lý nước thải trong năm nay là chưa phù hợp.

Do đó, hiệp hội này đề nghị chính quyền TPHCM xem xét, chưa tăng giá dịch vụ thoát nước trong năm 2020 mà nên  giữ nguyên mức thu bằng 10% giá nước sạch như năm 2019, để giảm bớt gánh nặng cho người dân trong tình hình đại dịch Covid-19 hiện nay. 

HoREA cũng đề nghị Sở Xây dựng TPHCM hỗ trợ các chủ đầu tư dự án nhà ở hoàn thành các thủ tục kiểm tra nghiệm thu đạt chuẩn, để bàn giao công trình xử lý nước thải của dự án, nhằm giảm bớt gánh nặng tài chính cho các hộ gia đình trong các dự án nhà ở đã đưa vào sử dụng.

Mời xem thêm:

TPHCM muốn thu phí thoát nước 1.800-2.000 đồng mỗi mét khối

Vẫn chưa có cách thu hút tư nhân đầu tư xử lý nước thải

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin mới