Thứ hai, 20/01/2025
27 C
Ho Chi Minh City

Kéo dài thời gian giải ngân vốn chương trình mục tiêu quốc gia sang năm 2024

Trúc Đào

Kinh tế Sài Gòn Online

Kinh tế Sài Gòn Online

(KTSG Online) - Quốc hội cho phép kéo dài thời gian giải ngân vốn ngân sách sang năm 2024 để thực hiện 3 chương trình mục tiêu quốc gia, gồm xây dựng nông thôn mới 2021-2025, giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025, phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi 2021-2030.

Quốc hội cho phép số vốn ngân sách nhà nước năm 2022 chưa thực hiện giải ngân hết trong năm 2023 được kéo dài thực hiện sang năm 2024. Ảnh: LÊ VŨ

Ngày 29-11, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết giám sát chuyên đề về việc triển khai các nghị quyết của Quốc hội về 3 chương trình mục tiêu quốc gia gồm xây dựng nông thôn mới 2021-2025, giảm nghèo bền vững 2021-2025, phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi 2021-2030, theo TTXVN.

Theo đó, Quốc hội cho phép số vốn ngân sách nhà nước năm 2022 (bao gồm cả vốn năm 2021 được chuyển nguồn sang năm 2022) chưa thực hiện giải ngân hết trong năm 2023 được kéo dài thực hiện sang năm 2024.

Cũng theo TTXVN, tiến độ thực hiện và giải ngân vốn của chương trình mục tiêu quốc gia hiện còn chậm, kéo dài. Ở một số địa phương, kết quả giảm nghèo chưa bền vững. Việc xây dựng nông thôn mới còn chạy theo thành tích. Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi triển khai chậm. Một số chính sách, dự án chưa sát với thực tế.

Nguyên nhân của những tồn tại trên chủ yếu là do các chương trình còn dàn trải, chưa có cơ chế rõ ràng về phân cấp, phân quyền; chưa có cơ chế đặc thù để xử lý các nội dung vướng mắc. Công tác phối hợp của một số bộ, ngành, địa phương thiếu chặt chẽ; năng lực, trình độ của một bộ phận cán bộ, công chức còn hạn chế.

Nhiều giải pháp để chương trình đạt kết quả như các bộ ngành, địa phương thực hiện các đề xuất, kiến nghị, khắc phục tồn tại đã nêu trong báo cáo của đoàn giám sát, đồng thời sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành các quy định, cơ chế, chính sách theo thẩm quyền, đặc biệt là các quy định về phân cấp, phân quyền, ủy quyền, giảm thủ tục hành chính...

Chính phủ giải quyết những khó khăn của người dân về đất ở, nhà ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt; sắp xếp ổn định dân cư ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; đào tạo nghề tại các huyện nghèo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Ngoài ra, Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm trong việc thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin mới