Thứ Sáu, 19/04/2024
32 C
Ho Chi Minh City

KTSG số 30-2021: Chung tay đẩy lùi Covid

Kinh tế Sài Gòn Online

Kinh tế Sài Gòn Online

KTSG số 30-2021: Chung tay đẩy lùi Covid

Tòa soạn KTSG

(KTSG Online) – Căn cứ tốc độ gia tăng ca nhiễm Covid-19 tại TPHCM trong những ngày qua, nhiều khả năng con số này sẽ sớm tiệm cận mức 50.000 ca. Một số tỉnh thành khác cũng đang có số ca nhiễm tăng từng ngày. KTSG bản in phát hành vào sáng mai (22-5) có nhiều bài viết ghi nhận tình hình TPHCM cùng cả nước chung tay chống dịch.

Bài xã luận của KTSG ở mục Ý kiến có tựa đề Câu hỏi then chốt: chúng ta muốn gì? đi đến câu trả lời được nhiều người đồng tình nhất, đó là ưu tiên hàng đầu cho sức khỏe và tính mạng của người dân.

Các bài khác:

Để người dân thực sự là trung tâm trong chính sách chống dịch (Nguyễn Quý Tâm – Huỳnh Nhật Nam): Mục đích tối thượng của mọi chính sách công đều nhằm phục vụ tốt nhất nhu cầu của đối tượng mà chính sách nhắm đến.

Giãn cách bệnh nhân (Hoàng Sơn): Với tốc độ lây nhiễm quá nhanh trong lúc này, liệu hạ tầng y tế của thành phố còn chịu nổi trong bao lâu nữa? Có thể lựa chọn giải pháp nào khác cho bài toán này không?

Làm sao để tồn tại trong nguy khốn (TS. Nguyễn Minh Hòa): Nhà nước đặt lòng tin vào người dân, vào các lực lượng phi chính thức sẽ thấy họ có muôn vàn cách lấp vào chỗ trống mà nhà nước không thể với tới được. Đó là điều mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: “Khó vạn lần, dân liệu cũng xong”.

Cách nào giảm thiểu đứt gãy chuỗi cung ứng? (Phan Minh Ngọc): Định hướng tiếp tục sản xuất không dễ duy trì nếu phong tỏa kéo dài. Cần chấp nhận sự gián đoạn sản xuất, đứt gãy chuỗi cung ứng ở một mức độ nào đó, song song với cấp tập tiêm chủng trong doanh nghiệp và ngoài cộng đồng.

Một cung đường, hai địa điểm, ba tại chỗ và… khổ đủ đường (TS. Võ Đình Trí): Các doanh nghiệp đang phải gồng mình vừa chống dịch vừa sản xuất kinh doanh vì không còn sự lựa chọn nào khác. Nhưng các chính sách đưa ra có tính đến những thiệt hại của doanh nghiệp và người dân, và các giải pháp khắc phục?

Đường đi của nông sản thiết yếu (Hương Giang): Hiện nay, nông sản thiết yếu đi từ vườn ruộng của nông dân qua hệ thống thương lái tới và các chợ đầu mối nhiều hơn là qua các doanh nghiệp thương mại cùng hệ thống siêu thị và các cửa hàng tiện lợi.

Đại dịch, giãn cách và doanh nghiệp nhỏ (Lê Học Lãnh Vân): Doanh nghiệp nhỏ và vừa tạo cái nền cho ngành công thương. Tầng lớp giới chủ doanh nghiệp có đứng được thì nền công thương mới có chỗ trụ, giới cần lao mới có công ăn việc làm nuôi gia đình.

TPHCM- Doanh nghiệp chạy đôn chạy đáo với “3 tại chỗ” (Việt Dũng): “3 tại chỗ”, khó vẫn phải làm.
Hàng hóa thiết yếu đâu chỉ là thực phẩm (Song Nghi): Thế nào là hàng hóa, dịch vụ thiết yếu? Trong môi trường giãn cách kéo dài thì quy định về “hàng hóa dịch vụ thiết yếu” đã có cách đây một năm liệu có còn phù hợp?

Tiếng vọng từ bệnh viện dã chiến (Trần Thanh Bình): Một số tỉnh, thành chủ trương đón người dân về lại quê hương bản quán, nhìn ở góc độ nào đó, là giúp TPHCM giảm bớt nỗi thao thức, lo lắng khi các bệnh viện mỗi ngày một đông.

Đừng để con virus chưa chết, tình người đã chết trước (Đoàn Khắc Xuyên): Chống dịch có nhất thiết phải biến mỗi địa phương thành một pháo đài bất khả xâm phạm? Có nhất thiết phải dẹp tình người qua một bên?

“Yêu thương gửi đến bà ở xứ sở cách ly” (Ngọc Trân): Một cuốn sách hài hước của tiểu thuyết gia người Pháp – Virginie Grimaldi. Một số tình huống trong thời cách ly khiến người ta phải phá lên cười, mà nếu không, bầu trời sẽ xám xịt.

Áp lực từ dịch bệnh “đè nặng” lên VN-Index! (Thanh Thủy): Áp lực lên nhóm cổ phiếu ngân hàng hiện nay nằm ở xu hướng biên lãi ròng giảm mạnh do hệ quả từ dịch Covid-19. Và khi cổ phiếu ngân hàng “đuối sức”, VN-Index cũng khó có thể thăng hoa.

Chứng khoán lao dốc – tín hiệu nào cho nhà đầu tư? (Triêu Dương): Giảm hơn 10% chỉ trong 7 phiên, có những phiên biên độ dao động lớn, rủi ro mà các nhà đầu tư hứng chịu đang rất lớn.

Cổ phiếu ngành dược: dành cho nhà đầu tư kiên nhẫn! (Linh Trang): Mặc dù đã xuất hiện sóng tăng giá của các cổ phiếu dược nhờ thông tin về việc được nhập khẩu vaccin nhưng nó cũng nhanh chóng “xì hơi” khi hầu hết chúng đều giảm giá mạnh trong những phiên gần đây.

Cần tránh việc tách, nhập kiểu đèn cù (TS. Trịnh Tiến Dũng): Bộ Nội vụ lại dự tính sáp nhập các địa phương. Vậy việc sáp nhập tới đây có dựa trên các tiêu chí khoa học và thực tiễn hay vẫn làm theo kiểu đèn cù, rồi đâu lại vào đó như các lần trước?

Tìm về giá trị bên trong của doanh nghiệp (Phan Thị Ngọc Thắng): Mỗi doanh nghiệp cần có những chính sách nhân sự phù hợp với từng nhóm đối tượng lao động, thậm chí là phù hợp với từng thành viên.

Vay ngắn hạn nước ngoài để trả lương – vấn đề cần lưu ý (LS. Đỗ Đình Lâm – LS. Hồ Thị Trâm): Hiện doanh nghiệp FDI có nhu cầu vay ngắn hạn nước ngoài (không được bảo lãnh) để giải quyết nhiều vấn đề trước mắt, song họ đang gặp khó khăn do những quy định chưa rõ ràng.

Ngân hàng với cuộc chơi trái phiếu rủi ro (Thụy Lê): Ở các nước phát triển, hoạt động của ngân hàng thương mại và ngân hàng đầu tư được tách bạch, còn ở Việt Nam thì chưa có một quy định rõ ràng.

Hầu hết điện than sẽ bị lỗ, sao vẫn cứ phát triển? (Châu Phan): Kết quả nghiên cứu của Carbon Tracker cho thấy phần lớn các dự án điện than dự kiến xây dựng đều sẽ phải vật lộn để không bị thua lỗ.

Thời của “chuyên gia đầu tư” AI sắp đến? (Đào Lộc): Sẽ có một cuộc rượt đuổi, thi thố tài năng giữa các “chuyên gia đầu tư AI”, để rồi chủ nhân của chúng vẫn sẽ chịu lỗ, lãi theo nguyên tắc riêng của thị trường.

Dấu hiệu bảo hộ trên sản phẩm: ý nghĩa gì? (Lê Thiên Hương): Việc sử dụng các dấu hiệu với mục đích ăn theo các sản phẩm khác gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng sẽ mang lại những hậu quả pháp lý tiêu cực cho doanh nghiệp.

Bán lẻ dược phẩm: cuộc đua kỳ thú (Hồ Nguyên Thảo): Dự đoán phân khúc có cơ hội thắng thế trong cuộc đua bán lẻ dược phẩm ở Việt Nam hiện nay, hãng chứng khoán Rồng Việt đã chỉ rằng: đó không phải là các chuỗi nhà thuốc hiện đại mà là các hiệu thuốc đơn lẻ của tư nhân.

“Thị trường công nghệ giáo dục còn nhiều dư địa” (Mỹ Huyền): “Dịch bệnh đánh thức các startup công nghệ bằng cú đánh mạnh nhưng giúp hiểu rõ nhu cầu người dùng. Thị trường công nghệ giáo dục còn nhiều dư địa cho các mô hình công nghệ giáo dục khai thác, nghiên cứu và tiếp tục phát triển”, theo Austin Carter – đồng sáng lập Edu2Review.

Giám hộ và giám sát giám hộ (LS. Lê Quang Vy): Đã có không ít tranh chấp trong việc giám hộ mà đa số liên quan đến quản lý tài sản của người được giám hộ. Luật pháp hiện nay quy định thế nào về vấn đề này?

Lẽ tương đối (Huỳnh Văn Mỹ): Cái gì tốt hết, hoàn hảo hết cũng sẽ không hay. Những “bất toàn” trong kiến trúc kỳ tài cổ xưa là để gửi gắm một thông điệp: không có cái toàn hảo tuyệt đối, trừ Đấng Tạo hóa.

Trang Kinh tế thế giới:

Kinh tế Đông Nam Á lao đao vì làn sóng Covid-19 mới (Lạc Diệp): Trong khi các nước giàu có thể hỗ trợ tài chính cho dân trong lúc phong tỏa thì các nước nghèo có xu hướng đánh đổi các biện pháp hạn chế bằng sự cởi mở để giảm tác động đối với GDP. Nhưng sự đánh đổi này chỉ có thể diễn ra trong thời gian ngắn.

Một thế vận hội không có khán giả (Nguyễn Vũ): Nhiều ý kiến cho rằng thế vận hội Tokyo 2020 sẽ là một sự kiện siêu lây nhiễm vì có khoảng 15.000 vận động viên, 53.000 quan chức, huấn luyện viên, trọng tài… từ hơn 200 quốc gia và vùng lãnh thổ tập trung vào Nhật Bản trong một thời gian ngắn.

Kinh tế hàng hải Trung Quốc hưởng lợi từ dịch (Đặng Dương – Tâm Vũ): Nếu tình trạng cung – cầu trong vận chuyển vẫn chưa được cải thiện, ngành vận tải biển nói chung và kinh tế hàng hải Trung Quốc nói riêng tiếp tục hưởng lợi.

Xe điện ngoại gặp khó tại thị trường Trung Quốc (Song Thanh): Tại Trung Quốc, ngoại trừ Tesla, hầu hết hãng ô tô nước ngoài đều khó cạnh tranh với các thương hiệu bản địa.

Mời bạn đọc đón xem!

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin mới