(KTSG) - Đấu giá đất Thủ Thiêm gần đây với mức trúng đấu giá cao nhất lên tới 2,4 tỉ đồng/mét vuông được nhìn nhận trái chiều trong dư luận và kể cả giới chức. Bên cạnh những quan điểm ủng hộ và liệt kê ra một số cái lợi thu về, chủ yếu cho ngân sách nhà nước, cho TPHCM, cũng có không ít quan điểm nghi ngại, chỉ trích kết quả đấu giá này là bất thường.
Để biết giá trúng có bất thường hay không thì điều đầu tiên phải làm rõ là cuộc đấu giá có được tổ chức (một cách) bất thường hay không. Nhưng xem ra cho đến nay hoàn toàn không có một thông tin nào nghi ngờ về bất cứ sự bất thường trong việc tổ chức cuộc đấu giá đất Thủ Thiêm này.
Hơn nữa, việc tổ chức đấu giá sẽ chắc chắn bị nghi ngờ khi giá trúng lại sát, hoặc chỉ cao hơn một cách tượng trưng so với giá mời thầu, giá khởi điểm đấu giá. Nhưng ở đây điều diễn ra lại là ngược lại, với giá trúng cao gấp nhiều lần so với giá khởi điểm, và trải qua nhiều bước trả giá trước khi chốt lại mức trúng.
Bản thân cái giá trúng có phải là bất thường hay không thường được nhìn nhận trong mối tương quan với giá đất ở các khu vực khác có thể so sánh được, chẳng hạn như giá thị trường ở khu vực lõi TPHCM. Nếu so với cái giá cao nhất ở đó (khoảng 1,5 tỉ đồng/mét vuông) thì dường như khó có thể phủ định giá trúng đấu giá đất ở Thủ Thiêm tới 2,4 tỉ đồng/mét vuông là rất bất thường.
Thị trường có cái lý riêng của nó. Hẳn hầu như ai cũng biết những chuyện xem ra rất khó tin, khó lý giải xảy ra đâu đó trên thế giới như chuyện đấu giá một con cá ngừ đầu năm hay cặp dưa lưới đầu mùa ở Nhật, lên tới hàng trăm ngàn, hàng triệu đô la Mỹ.
Tuy nhiên, cũng phải thấy một thực tế rằng khu vực lõi TPHCM giờ đây gần như không còn lô đất nào có diện tích cỡ vài ngàn mét vuông, còn lô đất diện tích trên 10.000 mét vuông như lô 3-12 ở Thủ Thiêm thì không tưởng. Do vậy, lấy giá của khu vực mà diện tích lô đất chỉ từ vài chục đến vài trăm mét vuông ra so sánh với những khu đất lớn ở những vị trí đắc địa cũng là so sánh khập khiễng.
Thị trường có cái lý riêng của nó. Hẳn hầu như ai cũng biết những chuyện xem ra rất khó tin, khó lý giải xảy ra đâu đó trên thế giới như chuyện đấu giá một con cá ngừ đầu năm hay cặp dưa lưới đầu mùa ở Nhật, lên tới hàng trăm ngàn, hàng triệu đô la Mỹ. Nếu cứ áp dụng cái nhìn so sánh thông thường với những con cá ngừ và quả dưa cùng loại được bán đại trà trên thị trường thì rõ ràng chúng ta chỉ có thể thốt lên với người trúng đấu giá này rằng: “Đúng là điên rồ!”.
Thế nhưng, không mấy ai biết được câu chuyện đằng sau những cuộc đấu giá “điên rồ” này. Chẳng hạn như tham gia cuộc đấu giá cá ngừ có những ông chủ chuỗi cửa hàng sushi nổi tiếng nhất nước Nhật. Việc một năm bỏ ra một hai triệu đô la Mỹ để trở nên “nổi danh”, để thương hiệu của mình phút chốc nổi tiếng cả Nhật lẫn thế giới xem ra cũng không phải là một phép tiếp thị tồi hay quá đắt đỏ.
Trở lại với cái giá trúng đấu giá đất Thủ Thiêm, cho dù vì động cơ gì chăng nữa thì có một điều rõ ràng là không chỉ có một nhà đầu tư muốn trả giá cao để có lô đất này. Thực tế Capital One Financial chỉ bỏ cuộc sau khi đã trả giá tới 23.800 tỉ đồng, chỉ thấp hơn 700 tỉ đồng so với giá trúng của một công ty thuộc tập đoàn Tân Hoàng Minh.
Lại giả sử Capital One Financial là người đấu thành công với giá thấp hơn nhiều ngàn tỉ đồng mức giá họ đã từng muốn chi ra để có được lô đất thì Nhà nước sẽ nghĩ gì?
Vì việc các bên “tranh” mua đã đẩy giá lô đất 3-12 lên rất cao, nên cái sự bất thường lại được chú ý và đem ra mổ xẻ ở góc độ nhà đầu tư - tại sao lại mua và làm gì với miếng đất có giá trên trời như vậy. Tất nhiên là khác một chút với câu chuyện mua cá ngừ tiền triệu đô ở Nhật, các nhà đầu tư trúng đấu giá đất Thủ Thiêm không phải là những cái tên sừng sỏ trong giới, có tiềm lực “khủng” so với giá trị mảnh đất họ đấu giá trúng, nên cũng khó chắc rằng có hay không việc họ đang dùng việc này để đánh bóng tên tuổi với một cái giá quá “đắt”.
Nhưng họ là nhà đầu tư chứ không phải là những kẻ chơi ngông, “điên rồ”, nên chắc chắn trước khi đấu giá và xác định phải trúng bằng mọi giá, họ đã có kế hoạch sử dụng mảnh đất này. Đã có những đồn đoán, những thuyết âm mưu rằng đằng sau các nhà đầu tư này là những tập đoàn và cá nhân hùng mạnh về quan hệ và tài chính, rằng họ dùng vốn vay ngân hàng để đấu giá nên rốt cuộc có thua lỗ thì họ (và quan chức ngân hàng) vẫn rút ra được một mớ tiền còn hậu quả thì ngân hàng và cả nền kinh tế phải gánh chịu... Đến mức mà đã có yêu cầu các ngân hàng báo cáo việc cấp tín dụng cho các chủ thể tham gia đấu giá đất Thủ Thiêm.
Nếu chỉ có thế thì chuyện xem ra cũng... bình thường! Dù là tập đoàn nào, cá nhân nào đứng sau các nhà đầu tư trúng đấu giá thì họ vẫn phải tính toán đến hiệu quả, công dụng của mảnh đất họ gián tiếp mua được này. Họ ra mặt hay không cũng không phải là điều đáng bận tâm, miễn là việc chuyển giao, mua bán lại được pháp luật công nhận (mà xem ra thì chẳng ai muốn việc mua bán, chuyển quyền sở hữu lại không được pháp luật công nhận cả).
Đối với nghi vấn vay ngân hàng để đấu giá rồi rút tiền chia nhau, thực ra chuyện nay cũng... xưa như trái đất rồi, khi thực tế luôn có các vụ nhân viên ngân hàng cấu kết với người vay tiền nâng khống giá trị tài sản thế chấp lên nhiều lần để rút tiền chia chác với nhau, kệ ngân hàng với gánh nợ xấu trong tương lai.
Nhưng kết quả kiểm tra của Ngân hàng Nhà nước cho thấy chưa có ngân hàng nào cho các doanh nghiệp vay để lấy tiền đi đấu giá đất ở Thủ Thiêm.
Đó là chưa kể vụ đấu giá đất, quyết thắng bằng mọi giá để trục lợi ngân hàng kiểu này, nếu có, thì phải gọi nhà đầu tư trúng đấu giá và ngân hàng liên đới, nếu có, thật sự là “điên rồ”, bởi trục lợi mà theo kiểu “lạy ông tôi ở bụi này”, thì cơ quan chức năng chẳng khó gì để “làm rõ” chỉ qua một cuộc thanh tra.
Giờ đây, có lẽ do sức ép từ nhiều phía, Tân Hoàng Minh đã quyết định bỏ cọc lô đất và dự kiến quyết định này sẽ khiến Tân Hoàng Minh thiệt hại gần 600 tỉ đồng và nhiều thiệt hại có thể có khác từ hệ lụy của thương vụ này.
Vấn đề đáng quan tâm sắp tới là điều gì sẽ xảy ra khi lô đất 3-12 ở Thủ Thiêm được đưa ra đấu giá lại? Nếu kết quả sắp tới, “nhờ” sự cố xảy ra với Tân Hoàng Minh mà giá trúng được kéo xuống, giả sử chỉ còn khoảng 10.000 - 12.000 tỉ đồng - mức giá mà hầu hết các công ty đã bỏ cuộc trong đợt đấu giá đầu tiên; và lại giả sử Capital One Financial là người đấu thành công với giá thấp hơn nhiều ngàn tỉ đồng mức giá họ đã từng muốn chi ra để có được lô đất thì Nhà nước sẽ nghĩ gì?
Đem so sánh đấu giá con cá ngừ với đấu giá miếng đất, ông chủ đó mua 1 con cá ngừ đó giá cao không có nghĩa là về sau ông ấy sẽ mua tất cả các con cá ngừ khác với giá cao như vậy, còn nhà nước thì trong tương lai sẽ lại đóng vai trò là người mua khi cần giải phóng mặt bằng, nhà nước không ngăn ông THM trúng giá cao, nhưng ông phải có tiền thật, còn vay ngân hàng với giá như vậy thì bài học đổ vỡ năm 2008 ở Mỹ đấy, vẫn còn mới lắm tác giả ạ?
Và bình thường nếu Tân hoàng Minh mua lô đất này !DN được “vinh danh ” là có tầm nhìn,miệng đời thì ai chả săm soi khi “chả giống ai” ,chính vì bỏ cọc mới sinh ra bất thường ..và nếu bạn so sánh với cá ngừ thì sai ,vì các ông chủ lớn đều có chuổi nhà hàng 5 sao sẳn sàng tiêu thụ cá đó nên chẳng ai ngạc nhiên khi trả giá con cá cả triệu dolla
Trao đổi với bạn @Long: Chúng ta đang nói về Thủ Thiêm, về lô đất đã được quy hoạch rồi. Chỉ bán được một lần duy nhất, với tầm nhìn vài trăm năm. Bạn nghĩ sao mà đã đấu giá, quy hoạch xây dựng lên rồi Nhà nước mua lại, giải phóng mặt bằng????