Thứ tư, 25/12/2024
27 C
Ho Chi Minh City

Mùi hương của một làng nghề

Kinh tế Sài Gòn Online

Kinh tế Sài Gòn Online

Mùi hương của một làng nghề

Văn Thy Hoàng

(SGTT) - Khác với nhiều làng nghề truyền thống, làng nghề Thủy Xuân nằm ẩn mình bên chân đồi Vọng Cảnh, cách trung tâm thành phố Huế chừng 7 km, luôn thơm nồng với sản phẩm của mình. Đó là nghề se hương.

Theo các bậc cao niên trong làng, nghề làm hương được hình thành hàng trăm năm trước. Các công đoạn từ lấy lõi trầm, làm lõi hương, trộn bột cho đến công đoạn se hương và phơi hương đều làm thủ công. Hương Thủy Xuân mang một màu sắc riêng, không chỉ thơm mà còn tròn đều, dẻo dai khó gãy và khi đốt thì cháy đến tận chân hương.

Thời gian gần đây, nhiều hãng lữ hành đưa làng Thủy Xuân vào địa chỉ tham quan trong các tour du lịch tại Huế. Du khách trong và ngoài nước đến đây đều có thể trải nghiệm quy trình làm hương.

Đường vào làng nghề Thủy Xuân mang màu xanh làng quê yên bình, với mùi hương đặc trưng của các sản phẩm phơi dọc hai bên đường.
Hiện nay, người giữ lửa cho làng nghề đa số là lao động nữ.
Lấy lõi trầm, một trong nhưng khâu quan trọng trong việc tạo bột hương.
Lõi hương được làm từ ruột tre chẻ nhỏ, phơi nắng nhiều ngày cho khô và giòn.
Bột hương chủ yếu là trầm và các loại ngũ vị thuốc bắc. Bột hương được trộn dẻo trước khi se quanh lõi hương.
Công đoạn se hương hoặc làm giác cần bàn tay thuần thục của người thợ. Đây là một trong những công đoạn quyết định chất lượng hương.
Sau công đoạn phủ bột, hương được mang đi phơi nắng, sau đó được đóng gói chuyển đi các tỉnh.
Người làng hương Thủy Xuân dùng sự chân chất của mình để nói chuyện với khách. Du khách đến với làng nghề ngày càng đông.
Tình yêu nghề lan truyền đến thế hệ trẻ trong làng.

 

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin mới