Thứ sáu, 29/11/2024
27 C
Ho Chi Minh City

Mỹ muốn tăng cường quan hệ với Việt Nam

Kinh tế Sài Gòn Online

Kinh tế Sài Gòn Online

Mỹ muốn tăng cường quan hệ với Việt Nam

Minh Đức

(TBKTSG Online) - Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ Kurt Campbell ngày 2-2 cho biết Mỹ coi trọng xây dựng quan hệ và hợp tác với khu vực châu Á-Thái Bình Dương và mong muốn thúc đẩy hơn nữa quan hệ với Việt Nam theo hướng đối tác chiến lược

Trong chuyến thăm Việt Nam ngày 2-2, Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ phụ trách Đông Á - Thái Bình Dương Campbell đã có cuộc gặp với Bộ trưởng Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Vũ Đức Đam, Bộ trưởng Công Thương Vũ Huy Hoàng, Thứ trưởng Quốc phòng Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, Thứ trưởng Ngoại giao Lê Lương Minh, Phó Trưởng ban Đối ngoại Trung ương Vương Thừa Phong.

Theo TTXVN, tại cuộc gặp, phía Việt Nam đề nghị chính phủ Mỹ sớm công nhận quy chế kinh tế thị trường (MES) và dành cho Việt Nam ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP); loại bỏ các biện pháp hạn chế thương mại đối với các sản phẩm của Việt Nam như tôm, cá tra, cá ba sa…; tiếp tục có những bước tiến giúp giải quyết hậu qủa chiến tranh, đặc biệt là việc tăng cường các dự án tẩy độc, hỗ trợ các nạn nhân da cam/dioxin. Việt Nam khẳng định sẽ tiếp tục tích cực cùng với Mỹ và các đối tác khác đàm phán Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), tăng cường hợp tác trong khuôn khổ Sáng kiến hạ nguồn Mekong (LMI)….

Trợ lý Ngoại trưởng Kurt Campbell ghi nhận các yêu cầu của Việt Nam về Quy chế kinh tế thị trường và Ưu đãi thuế quan phổ cập. Ông cho biết, Mỹ mong muốn hai bên cùng hợp tác trong việc gỡ bỏ các rào cản thương mại, sớm hoàn tất đàm phán để có thể ký Hiệp định hợp tác hạt nhân dân sự (Hiệp định 123), tiếp tục hợp tác chống khủng bố, chống phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt và các loại tội phạm xuyên quốc gia khác.

Ông nhấn mạnh Mỹ mong muốn tiếp tục tăng cường hợp tác trong các lĩnh vực kinh tế-thương mại-đầu tư; khoa học-công nghệ, giáo dục-đào tạo,...

Ông Campbell khẳng định phía Mỹ ủng hộ giải quyết các tranh chấp trong khu vực, trong đó có biển Đông, bằng các biện pháp hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế, nhất là Công ước luật biển 1982 của Liên hợp quốc.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin mới