Thứ tư, 22/01/2025
27 C
Ho Chi Minh City

Năm 2015: “dọn dẹp” hệ thống ngân hàng

Kinh tế Sài Gòn Online

Kinh tế Sài Gòn Online

Năm 2015: “dọn dẹp” hệ thống ngân hàng

Tòa soạn TBKTSG

(TBKTSG Online) - Giai đoạn 2 của quá trình tái cơ cấu ngân hàng đã bắt đầu bằng những phát biểu mạnh mẽ của đại diện Ngân hàng Nhà nước (NHNN) theo định hướng: các ngân hàng lớn sẽ nhận sáp nhập các ngân hàng nhỏ và NHNN sẽ trực tiếp can thiệp việc tái cấu trúc một số tổ chức tín dụng yếu kém. “Năm 2015: “dọn dẹp” hệ thống ngân hàng” sẽ là chủ đề của chuyên mục Sự kiện &Vấn đề trên TBKTSG tuần này.

Bài viết “Câu chuyện tiền thật” của tác giả Hải Lý đặt vấn đề: Năm ngoái, NHNN đã khẳng định sở hữu chéo chỗ nào “chúng tôi đều biết cả”, nhưng lúc ấy chưa có tiền thật để xử lý. Liệu hiện tại câu chuyện tiền thật đã đủ điều kiện để tháo gỡ?

Dưới góc nhìn khác, bài viết “Nhỏ hay yếu đều cũng phải ra đi?” của Lê Duy Khánh cho rằng sự lãng phí nguồn lực và kém hiệu quả là điều các ngân hàng sau sáp nhập, hợp nhất phải trải qua. Liệu quá trình tái cơ cấu hiện tại có đi vào vết xe đổ sau một khoảng thời gian nữa?

Cũng nằm trong chuyên mục này, bài viết “Ngân hàng ‘trốn” phá sản”” của luật sư Trương Thanh Đức lý giải vì sao hình thức “dọn dẹp”  thông qua việc tòa án công bố quyết định phá sản ngân hàng, vốn đã có quy định trong luật, lại chưa từng được áp dụng.

Những bài viết theo dòng thời sự khác trên TBKTSG số ra ngày thứ Năm, 22-1-2015, xin giới thiệu với bạn đọc:

Đã đến lúc phải có chiến lược cho tư bản nội địa - Mục Ý kiến: nếu chúng ta không có một lộ trình rõ ràng, dứt khoát để hỗ trợ và thúc đẩy khu vực kinh tế tư nhân nội địa lớn mạnh thực sự trên chính đôi chân năng lực của họ thì mọi điều chỉnh sau này sẽ phải trả giá đắt.

2015: TPHCM tiếp tục vượt khó (Văn Nam): TBKTSG trao đổi với một số lãnh đạo TPHCM và Sở Công thương TPHCM về các kết quả nổi bật trong năm 2014 và giải pháp thúc đẩy phát triển kinh tế, hỗ trợ doanh nghiệp trong năm 2015.

Hành xử phải đúng vai (Lê Đăng Doanh): Vừa qua, Bộ Giao thông và vận tải đã ban hành Chỉ thị 01 về tăng cường công tác quản lý và đảm bảo nguồn nhân lực của Vietnam Airlines. Tranh chấp lao động giải quyết bằng biện pháp hành chính? Rõ ràng mô hình bộ “chủ quản” đối với DNNN trực thuộc không còn thích hợp nữa và những chỉ thị tương tự của Bộ Giao thông và vận tải không nên lặp lại.

Khi ai cũng nấu nước, pha trà (Tư Giang): Bộ trưởng Bộ kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh: Hội nghị Trung ương 10 không bàn về cải cách bộ máy, mà chỉ bàn về tinh giản biên chế thôi. Có nghĩa là bộ máy như thế nào thì vẫn thế, chẳng qua không được đẻ ra người mới.

Đồng tiền quốc tế hay đường lưỡi bò tiền tệ (Trần Ngọc Thơ): Thay vì để cầu về nhân dân tệ (NDT) được tạo ra tự nhiên, có khả năng chính quyền Trung Quốc sẽ tìm mọi cách làm cho các nước và Việt Nam chấp nhận sử dụng NDT ở một mức độ ban đầu nào đó rồi lấn tiếp dần dần.

Để ai cũng có thể… lường trước được (Mỹ Lệ): TBKTSG đã có chuyên mục Sự kiện & Vấn đề  “Kinh doanh nhỏ, đóng thuế nhiều” và “Rối như….thuế”, trao đổi với TS Võ Trí Hảo về việc vì sao lại có tình trạng như vậy.

Được miễn thuế - tưởng sướng hóa khổ (Bùi Trinh- Phạm Lê Hoa): Để bình ổn giá hoặc bình ổn thị trường trong nước cho người tiêu dùng và các nhà sản xuất trong nước, cần thay đổi cụ thể là chính sách thuế. Tưởng ngược đời, nhưng phân bón nên nằm trong…. diện chịu thuế để giúp doanh nghiệp phân bón.

Tội phạm kinh tế: Có thể phạt tiền thay phạt tù (Quang Chung): Bộ luật Hình sự đang được sửa đổi theo hướng tăng hình phạt tiền - hạn chế hình phạt tù - đối với các loại tội phạm trong lĩnh vực hoạt động kinh tế.

Chủ trương đầu tư: khái niệm ẩn chứa nhiều hệ lụy (Bùi Tường Anh):  Luật Đầu tư công có hiệu lực từ ngày 1-1-2015 dùng lại khái niệm “chủ trương đầu tư”. Mọi lệch lạc, hệ lụy không thể lường trước bắt đầu phát sinh từ đó.

Bất động sản 2015: một chút lạc quan (Mạnh Tùng): Dường như các nhà phát triển và kinh doanh bất động sản đều tỏ ra lạc quan với triển vọng thị trường 2015.

Ngành than: viễn cảnh đen tối (Tấn Đức): Không chỉ có giá dầu, giá than cũng đang tụt dốc thê thảm, đầy ngành khai thác than Việt Nam vào viễn cảnh đen tối. Tuy nhiên, nền kinh tế nói chung sẽ được hưởng lợi.

Thụy Sỹ bỏ neo tỷ giá đồng franc (Quang Dũng): Bỏ trần tỷ giá đồng franc so với đồng euro là dấu hiệu cho thấy nước này đã thất bại trong việc duy trì lâu dài một tỷ giá có lợi.

Venezuela: Bình oxy tài chính sắp cạn kiệt (Minh Đức): ‘Điều đó là không may, nhưng nằm trong khả năng”, nhà phân tích David Smilde nói với tờ International Business Times.

Hết thời “thắt lưng buộc bụng”? (Chiến Thắng): Nếu cánh tả Syriza của Hy lạp giành chiến thắng trong cuộc tổng tuyển cử vào cuối tuần này, châu Âu có thể chứng kiến một bước ngoặt mới, hết thời chính sách “thắt lưng buộc bụng”.

Sản xuất thiết bị y tế: Giãy chết từ trong trứng nước (Hoàng Nhung): Ngành sản xuất thiết bị y tế trong nước đang phải cạnh tranh khốc liệt với hàng ngoại, đặc biệt là hàng Trung Quốc.

Chuyện lao động Tây, lao động ta (Huế Dương): Câu chuyện phi công người Việt tại Vietnam Airlines đồng loạt lãn công còn một khía cạnh khác ít được chú ý: sự khập khiễng trong nhìn nhận và đối xử giữa lao động nội và lao động ngoại.

Chủ doanh nghiệp: thấy mặt, khó bắt hình dong (Nguyễn Quang Bình): Ở xứ tôi, người ta gọi bằng nhiều danh từ lắm, nào là “ông chủ”, “sếp”…, cũng đôi khi được gọi là “nhà quản trị” nhưng chỉ trong mấy trang sách giáo khoa và trên vài tờ báo chuyên ngành.

Doanh nghiệp CNTT “chớp” cơ hội từ nông nghiệp (Vân Oanh): Với đa số nông dân, dường như đây vẫn là câu chuyện của tương lai.

Hiểu cây trồng và vật nuôi từ xa (Đức Tâm): Việc áp dụng công nghệ cao nhờ những cảm biến không dây giúp người nông dân có thể hiểu được cây trồng và vật nuội mà không cần phải đến tận trang trại.

Nghĩ về thưởng Tết trong tinh thần chia sẻ (Minh Tâm): Thời buổi này,  có lương tháng 13 là mừng rồi, chả dám mong thưởng thêm…

Phẩm giá của hàng rong (Bùi Tâm An): Cuộc sống hay buôn bán kinh doanh gì cũng vậy, giữ chút phẩm giá để mình… có giá!

Niêm yết phải xin… Thủ tướng! (Thành Nam):  Quá trình chuẩn bị thành lập Sở Giao dịch chứng khoán Việt Nam đã xuất phát từ lâu nhưng đến nay vẫn chưa đi đến điểm kết thúc. Các doanh nghiệp phía Bắc muốn niêm yết thẳng ở sàn phía Nam chỉ còn cách…. xin Thủ tướng!

Bán tiếp cảng biển: gió xoay chiều (Lê Anh): Một khi “nút thắt” về tỷ lệ vốn nắm giữ của Nhà nước giảm từ 75% xuống còn 51% thì nhà đầu tư sẽ thay đổi quan điểm về đầu tư vào cảng biển.

Nghị định 128: thêm khuôn khổ pháp lý để sắp xếp lại DNNN (Linh Trang): Với Nghị định 128. ít nhất, cơ chế cho việc bán và chuyển giao doanh nghiệp 100% vốn nhà nước đã được ban hành.

Khi không còn là DNNN, có phải đấu thầu? (Bùi Đức Giang): Định nghĩa mới về doanh nghiệp nhà nước sẽ tác động như thế nào đến việc triển khai các dự án đầu tư của  các doanh nghiệp trong đó Nhà nước sở hữu dưới 100% vốn điều lệ?

Nguy cơ từ bên trong (Danh Đức): Thảm kịch Charlie Hebdo của nước Pháp cũng có thể là một bài học cho các nước khác về những nguy cơ bất ổn từ bên trong mỗi xã hội.

Vì chúng ta chẳng thương nhau (Hoàng Xuân): Nên khi có những người thét lên và sụp đổ vì niềm tin của họ đã bị truyền thông “phản bội”, tôi hiểu đó là tiếng họ khóc cho sự cạn lòng, nghi ngờ, đầy cảnh giác mà hàng ngày chúng ta đối xử với nhau. Để cuối cùng cũng chính chúng ta lãnh về sự khô héo và lạnh cóng tận trong đáy lòng. Vì chúng ta nào có dám thương nhau!

Mang hương đồng cho Tết phố (Nguyễn Vinh): “Chăm sóc cho lúa được mùa, thì sau khi dọn dẹp đường hoa, anh em tụi tui còn gặt chia nhau người một ít đem về ăn, lấy lộc đầu năm nữa mà…”.

Khi Tanizaki ca tụng bóng tối (Công Thắng): Ca tụng bóng tối là tập tản văn đầy chất thơ…, tác giả đã dành nhiều trang để mô tả vẻ đẹp độc đáo, bí ẩn, nương vào chiều sâu của ‘bóng tối” trong lối kiến trúc, trang trí, chế tác vật dụng, nghệ thuật sân khấu, ẩm thực… truyền thống Nhật.

Người nơi biên giới (Nguyễn Ngọc Tư): Tụi bạn tôi vẫn nhớ ông già cậu. Chịu chơi hết cỡ…

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin mới