Thứ Năm, 25/04/2024
32 C
Ho Chi Minh City

Ngày theo lịch hay ngày làm việc?

Kinh tế Sài Gòn Online

Kinh tế Sài Gòn Online

Ngày theo lịch hay ngày làm việc?

Luật gia Vũ Xuân Tiền

(TBKTSG) – Rất nhiều văn bản quy phạm pháp luật ở nước ta hiện nay có quy định thời hạn để hoàn thành một công việc mà đối tượng thi hành phải thực hiện. Chẳng hạn, khoản 1, điều 31, Luật Kế toán quy định: “Báo cáo tài chính năm của đơn vị kế toán phải được nộp cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong thời hạn chín mươi ngày, kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm theo quy định của pháp luật…”.

Câu hỏi đặt ra là, các quy định về thời hạn đó là tính theo lịch hay ngày làm việc? Luật và các văn bản hướng dẫn thi hành đều không làm rõ điều này.

Sẽ không có gì để bàn nếu số ngày theo lịch và số ngày làm việc luôn luôn trùng khớp. Song, điều đó không có trong thực tế. Bởi lẽ, thông thường một tháng có 30 ngày, nhưng ngày làm việc chỉ là 26 ngày.

Với chế độ làm việc hiện nay, các cơ quan nhà nước được nghỉ ngày thứ Bảy, thì ngày làm việc trong một tháng chỉ là 22 ngày. Nếu tính cả những ngày nghỉ lễ trong năm thì ngày làm việc bình quân một tháng còn thấp hơn nữa.

Như vậy, quy định thời hạn là ngày theo lịch là vô lý. Không thể cho rằng những ngày công chức nhà nước được nghỉ thì doanh nghiệp và công dân vẫn phải làm việc. Hơn nữa, trong các thủ tục hành chính hiện nay, doanh nghiệp và công dân đều không thể đơn phương thực hiện được khi các cơ quan công quyền không làm việc.

Sự không rõ ràng trong quy định là “ngày theo lịch” hay “ngày làm việc” có thể còn gây hậu quả nghiêm trọng hơn đối với những thông báo quan trọng trong lĩnh vực tòa án, kiểm sát và là kẽ hở dẫn đến sự vận dụng tùy tiện, tiêu cực.

Chẳng hạn, theo quy định của Luật Kế toán, nếu tính thời hạn theo lịch thì ngày cuối cùng các doanh nghiệp phải nộp Báo cáo tài chính năm trước là ngày 31-3 của năm sau. Song, nếu tính theo ngày làm việc, tức là phải trừ những ngày nghỉ thứ Bảy, Chủ nhật và ngày nghỉ Tết Âm lịch, thì ngày cuối cùng các doanh nghiệp phải nộp Báo cáo tài chính năm 2009 phải là ngày 10-4-2010.

Thực tế trong thời gian vừa qua, thời hạn này đã được vận dụng mỗi nơi mỗi khác. Cục thuế của một số tỉnh, thành thì chốt là ngày 31-3-2010. Cục Thuế Hà Nội thì cho phép thời hạn cuối cùng là ngày 5-4-2010. Có những nơi tính thêm cả những ngày nghỉ thứ Bảy và Chủ nhật của ba tháng đầu năm và quy định hạn cuối cùng là 10-4-2010.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin mới