Thứ Bảy, 20/04/2024
32 C
Ho Chi Minh City

Người giữ hồn nhạc dân tộc

Kinh tế Sài Gòn Online

Kinh tế Sài Gòn Online

Người giữ hồn nhạc dân tộc

Trần Lê Triết

(SGTT) – Có những người mà niềm đam mê của họ đã góp phần vào việc gìn giữ những nhạc cụ dân tộc không bị mai một theo thời gian. Một trong số đó là nghệ sĩ, nghệ nhân Đức Dậu.Niềm đam mê của ông là sưu tầm và chơi các loại nhạc cụ dân tộc, mà theo lời ông nói đó là vì sứ mệnh cuộc đời của ông.

Hơn 30 năm qua, ông bỏ thời gian và tiền bạc, đi khắp đất nước để mang về những cái chiêng, cái trống, cây đàn và cây sáo, những thứ vốn được ví như hồn thiêng của núi rừng, của dân tộc để cất giữ, bảo quản như một gia sản để đời.

Người giữ hồn nhạc dân tộc
Sau khi trình diễn một giai điệu với cây đàn Chapi, ông cho biết người nghệ sĩ chơi nhạc dân tộc phải cho người xem, người nghe thấy được tinh thần, tình cảm, hồn thiêng trong những tác phẩm diễn tấu.
Từng lưu diễn qua 40 quốc gia và vùng lãnh thổ, ông đã mang đến cho bạn bè quốc tế những rung động, xúc cảm trong tâm hồn.
Sau 30 năm sưu tầm và học hỏi cách sử dụng, ông đã lưu trữ được khoảng 200 loại nhạc cụ của các dân tộc Tày, Thái, H’Mông, Cao Lan Chăm, Khmer, Ê đê, Bar Nar…
Từ năm 1986 đến nay, nghệ nhân Đức Dậu đã sưu tầm được khoảng 350 chiếc trống, trong đó có chiếc trống cổ Tây Nguyên có tuổi đời gần 300 năm.
Sau khi sưu tầm được các loại nhạc cụ, ông học hỏi cách chơi, cách sử dụng chúng như thế nào. Trong ảnh, ông và vợ đang chơi một bản nhạc mang âm hưởng núi rừng Tây Nguyên với cặp sáo Mèo, bộ gõ của dân tộc H’Mông.
Căn nhà của ông bị xâm chiếm bởi những chiếc cồng, chiêng, trống, đàn của các dân tộc. Nơi đây, người xem có thể cảm nhận được sự bao la, vắt vẻo, men say của phiên chợ tình, của núi rừng Tây Bắc qua tiếng sáo Mèo, đàn tính, đàn môi.
Mỗi loại nhạc cụ của mỗi dân tộc có một nét độc đáo riêng. Nét độc đáo đó khi được biểu diễn đơn lẻ thì tạo nên âm sắc đặc trưng của từng tính cách, từng nét sinh hoạt của một dân tộc, còn khi biểu diễn trong một dàn nhạc sẽ tạo một không gian văn hóa sống động.
Nghệ nhân Đức Dậu đang “phiêu” cùng cây kèn lá. Ông bảo sẽ là một thiếu sót lớn nếu ông và các anh em trong đoàn nhạc Phù Đổng không tập hợp các nhạc khí, nhạc cụ của 54 dân tộc anh em để tạo thành những tác phẩm âm nhạc Việt Nam.

 

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin mới