Những năm gần đây, các bệnh dạ dày có xu hướng gia tăng và ngày càng trẻ hóa. Trong đó, viêm loét dạ dày, HP dạ dày không chỉ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người bệnh, mà còn là yếu tố nguy cơ diễn tiến ung thư dạ dày nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.
- Bản tin 360 độ sống khỏe: Cảnh giác với viêm loét dạ dày do vi khuẩn HP ở trẻ em
- Bản tin 360 độ sống khỏe: Rủi ro từ trào lưu detox thải độc, thanh lọc cơ thể
- Bản tin 360 độ sống khỏe: Thực hư phương pháp ‘lột’ da làm trắng cấp tốc, ngăn lão hoá
Ước tính 70% người Việt Nam nhiễm vi khuẩn Helicobacter Pylori (HP) là nguyên nhân chính gây viêm loét dạ dày, ung thư dạ dày. Theo số liệu của Tổ chức Y tế giới (WHO) công bố năm 2020 tại Việt Nam, ung thư dạ dày đứng thứ 4 trong số bệnh lý ác tính với 17.906 ca mắc mới, gần 15.000 ca tử vong.
Hiện rất nhiều người do chưa hiểu biết rõ về vi khuẩn HP nên thường rất lo lắng. Ngược lại, một số bệnh nhân lại hiểu rằng vì khuẩn HP rất phổ biến nên họ thường có tâm lý chủ quan. Theo các bác sĩ, không phải ai bị HP cũng bị ung thư dạ dày. Do đó, người bệnh không nên quá hoang mang, nhưng cần hiểu biết đúng là vi khuẩn HP có thể gây nguy hại.
Vậy khuẩn HP nguy hiểm như thế nào? Vi khuẩn HP có dễ lây lan và chủ yếu lây truyền qua những đường nào? Cần làm gì khi có kết quả HP dương tính, cũng như các phương pháp phòng ngừa nhiễm vi khuẩn HP?
Những thắc mắc này được Thạc sĩ, bác sĩ Trần Ngọc Lưu Phương, Trưởng khoa Nội soi Tiêu hoá, Bệnh viện Nguyễn Tri Phương (TPHCM), giải đáp trong chuyên mục “Chuyện khó có chuyên gia” của Bản tin 360 độ sống khoẻ vào chiều ngày 25-10.
Bên cạnh các biện pháp phòng ngừa lây nhiễm vi khuẩn HP trong dạ dày, những thông tin liên quan đến ca cúm A/H5 đầu tiên trên người sau hơn 8 năm; ca bệnh đậu mùa khỉ thứ hai tại Việt Nam; cũng như cảnh báo hóa chất duỗi tóc có nguy cơ gây ung thư tử cung… là các nội dung nổi bật sẽ có trong bản tin dưới đây.
Theo Sài Gòn Tiếp Thị