Thứ hai, 27/01/2025
27 C
Ho Chi Minh City

Nhu cầu bất động sản công nghiệp xanh dự báo gia tăng

Lê Hoàng

Kinh tế Sài Gòn Online

Kinh tế Sài Gòn Online

(KTSG Online) - Các nhà đầu tư nước ngoài ngày càng quan tâm đến phát triển bền vững và sử dụng năng lượng tái tạo nên nhu cầu về bất động sản công nghiệp xanh tại Việt Nam được dự báo sẽ tăng cao trong thời gian tới.

Đáng chú ý, thời gian gần đây đang có sự dịch chuyển đầu tư của nhà đầu tư khu vực Tây Âu và Bắc Mỹ đến Việt Nam.

Các nhà phát triển hạ tầng bất động sản công nghiệp và diễn giả thảo luận tại sự kiện. Ảnh: L.H

Thông tin trên được các doanh nghiệp phát triển hạ tầng khu công nghiệp, nhà đầu tư thứ cấp và quản lý đầu tư FDI chia sẻ tại sự kiện Diễn đàn Bất động sản công nghiệp Việt Nam 2023 diễn ra tại TPHCM vào ngày 24-8 do báo Đầu tư tổ chức.

Theo ông Bruno Jaspaert, Tổng giám đốc Tổ hợp Khu công nghiệp DEEP C, hiện nay các nhà đầu tư quốc tế đang có xu hướng tìm kiếm và lựa chọn các đối tác có cùng các tiêu chuẩn phát triển bền vững, bảo vệ môi trường và an toàn lao động. Điều này giúp tạo lợi thế cạnh tranh cho các khu công nghiệp đang định hướng trở thành khu công nghiệp xanh, khu công nghiệp sinh thái trong hoạt động thu hút các nhà đầu tư trong lĩnh vực công nghệ cao, thân thiện môi trường.

Theo ông, nhu cầu về bất động sản công nghiệp xanh và phát triển bền vững từ nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam được dự đoán sẽ ngày càng tăng. Các nhà đầu tư thứ cấp ngày càng quan tâm đến phát triển bền vững và sử dụng năng lượng tái tạo do áp dụng thuế carbon.

Ông Đỗ Văn Sử, Phó cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), cho rằng trong top 5 địa điểm đầu tư lớn nhất vào Việt Nam đa phần là các nhà đầu tư ở khu vực Đông Bắc Á và Singapore. Tuy nhiên, thời gian gần đây dòng vốn đầu tư có dịch chuyển tương đối của các nhà đầu tư từ khu vực Tây Âu như Đức, Hà Lan, Pháp, Tây Ban Nha vào các ngành năng lượng tái tạo.

Bên cạnh đó cũng có sự xuất hiện ngày càng nhiều các nhà đầu tư khu vực Bắc Mỹ, đặc biệt là các nhà đầu tư Mỹ, vào Việt Nam.

Theo ông Sử, Hiệp hội Công nghiệp bán dẫn Mỹ mới đây đã cùng nhiều doanh nghiệp đến Việt Nam tìm hiểu môi trường đầu tư để dịch chuyển sản xuất chip. Ông cho rằng khi Chính phủ Việt Nam cam kết đạt phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050, rất nhiều tập đoàn năng lượng quốc tế đến Việt Nam tìm cơ hội đầu tư vào ngành năng lượng tái tạo.

Cùng với các tập đoàn này thì có hàng loạt doanh nghiệp chế biến, chế tạo cũng muốn đầu tư vào Việt Nam để sản xuất các thiết bị phục vụ cho ngành năng lượng tái tạo.

Ông Bruno Jaspaert lưu ý hai vấn đề lớn mà môi trường đầu tư của Việt Nam sẽ gặp phải trong tương lai cần lời giải từ hôm nay, gồm lao động và năng lượng.

Theo ông, Việt Nam bắt đầu bước vào giai đoạn già hoá dân số. Trong tương lai, Việt Nam sẽ có ít lao động hơn và có thể nhiều người sẽ không đồng ý làm việc với mức lương thấp. "Do vậy, Việt Nam cần cân nhắc những nhà đầu tư đến chỉ vì chi phí lao động rẻ", ông nói.

Vấn đề thứ hai là năng lượng. Dự đoán trong vòng 5 năm tới, có thể sẽ thiếu điện sản xuất khi có quá nhiều nhà đầu tư. Vì vậy, Việt Nam cần xây dựng cơ sở hạ tầng năng lượng ngay từ hôm nay.

Bà Tôn Thị Nhật Giang, Phó tổng giám đốc Tập đoàn KN Holdings, quan tâm đến ba tiêu chí gồm môi trường, xã hội và quản trị (ESG) trong lĩnh vực bất động sản công nghiệp.

"Việc thực hiện các tiêu chí của bộ tiêu chuẩn ESG đang gặp nhiều thách thức", bà Giang nói. Theo đó, với tiêu chí về môi trường, thách thức lớn đối với các nhà đầu tư bất động sản công nghiệp cũng như các nhà đầu tư tại nhà máy là việc phát triển về năng lượng. Trong đó, vấn đề phát triển năng lượng tái tạo chưa được nhất quán giữa các điều luật, cơ chế, chính sách. Cụ thể là vừa qua, Chính phủ đã ban hành về Quy hoạch điện VIII, tuy nhiên theo bà Giang, còn rất nhiều vấn đề trong phát triển các nguồn điện chưa thực sự rõ ràng.

Từ đó, bà Giang cho rằng việc phát triển điện năng lượng tái tạo tại các khu công nghiệp chưa thuận lợi. Khi đầu tư vào các khu công nghiệp, các đối tác có mong muốn sẽ được ký hợp đồng DDPA (Direct Power Purchase Agreement) trực tiếp với các nhà phát triển năng lượng tái tạo mà không thông qua các công ty điện lực của EVN

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin mới