Thứ Bảy, 20/04/2024
32 C
Ho Chi Minh City

Nhu yếu phẩm online: Mảnh đất “màu mỡ” của bán lẻ hiện đại

Kinh tế Sài Gòn Online

Kinh tế Sài Gòn Online

Thị trường thương mại điện tử Việt Nam đã không còn là “thánh địa” của các mặt hàng không thiết yếu như mỹ phẩm, thời trang, du lịch,… khi xu hướng mua sắm nhu yếu phẩm online tăng trưởng mạnh do tác động của dịch Covid-19. Các doanh nghiệp bán lẻ cũng nhanh chóng nắm bắt xu hướng này, “tung chiêu” chinh phục người tiêu dùng.

Đặt mua trà, cafe Phúc Long qua ứng dụng di động và được phục vụ tận nơi.

Dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, người tiêu dùng có xu hướng cắt giảm chi tiêu, chỉ tập trung mua sắm hàng hóa thiết yếu do bị giảm thu nhập hoặc lo ngại dịch bệnh kéo dài. Cùng với đó, xu hướng mua sắm online cũng “lên ngôi” khi nhiều người hạn chế đi lại để phòng dịch.

“Trước đây, mình thường chỉ mua thực phẩm trực tiếp tại siêu thị hay cửa hàng để được tận tay lựa chọn các loại hàng hóa tươi ngon nhất. Tuy nhiên, qua mấy đợt giãn cách xã hội, hạn chế đi lại vì dịch Covid-19, mình bắt đầu hình thành thói quen mua thực phẩm online vì thấy rất tiện, hàng hóa vẫn đảm bảo chất lượng, quan trọng nhất là hạn chế nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh”, chị Thanh Tâm, Cầu Giấy, Hà Nội chia sẻ.

Bà Vũ Thị Hậu – Chủ tịch Hiệp hội Các nhà bán lẻ Việt Nam thì khẳng định: “Hiện bà con nông dân đã biết dùng công nghệ để đưa sản phẩm lên các trang thương mại điện tử” và “việc bán trên các trang mạng ngày càng thân quen với người tiêu dùng. Bán hàng online có ảnh hưởng lớn đến hệ thống bán hàng offline, các doanh nghiệp cũng đã có kịch bản để ứng phó với tình hình thực tế này. Bán hàng online là xu hướng tất yếu và phù hợp với tình hình dịch bệnh hiện nay.”

Nắm bắt xu thế này, hàng loạt doanh nghiệp bán lẻ cũng đẩy mạnh đầu tư vào “sân chơi online”. Điển hình có thể kể đến chuỗi bán lẻ WinMart/WinMart+ gồm gần 2.800 siêu thị và cửa hàng tiện ích thuộc Tập đoàn Masan. WinMart/WinMart+ đã đặt trọng tâm vào việc xây dựng nền tảng offline-to-online đáp ứng đầy đủ nhu cầu thiết yếu của người tiêu dùng dù tại điểm bán hay tại nhà. Đây được coi là chiến lược “đi bằng hai chân” của Masan, một mặt giữ vững vị thế hàng đầu thị thường về quy mô điểm bán vật lý, một phần tăng tốc tích hợp online, đón đầu xu hướng tiêu dùng mới.

Mô hình cửa hàng mini-mall thu hút khách hàng.

Ông Danny Le, Tổng giám đốc Tập đoàn Masan từng chia sẻ, thương mại điện tử tại Việt Nam hiện chưa tập trung vào các nhu cầu thiết yếu, có tần suất mua sắm mỗi ngày của người tiêu dùng như thực phẩm và đồ uống. Nền tảng này mới chỉ phục vụ các nhu cầu không thiết yếu, giá trị cao như mỹ phẩm, quần áo, du lịch… Thúc đẩy việc mua sắm online trở thành thói quen hàng ngày của người tiêu dùng thì trước tiên cần tập trung vào phục vụ nhu cầu thiết yếu. Đây là điều Masan đang hướng đến.

Khách hàng mua sắm tại cửa hàng WinMart+ nhượng quyền tại Bắc Giang.

Tháng 5-2021, Nhóm các nhà đầu tư trong đó có Tập đoàn Alibaba và Baring Private Equity Asia đã rót 400 triệu đô la Mỹ để mua 5,5% cổ phần của Công ty The CrownX – nền tảng Tiêu dùng – Bán lẻ sở hữu Masan Consumer Holdings và WinCommerce (WCM) của Masan. Theo thỏa thuận này, WCM sẽ trở thành nhà bán lẻ nhu yếu phẩm hàng đầu trên Lazada – sàn thương mại điện tử lớn nhất Đông Nam Á của Alibaba.

Bằng việc hợp tác với Lazada, Masan tiết kiệm được chi phí xây dựng nền tảng điện tử riêng. Nhìn ở quy mô lớn hơn, WinCommerce có thể tận dụng dữ liệu 20 triệu khách hàng của Lazada để gia tăng khả năng tiếp cận, hiểu biết về khách hàng nhờ ứng dụng phân tích dữ liệu.

Khách hàng của Reddi có thể sử dụng các gói dữ liệu thiết yếu miễn phí.

Ngoài Lazada, WinCommece còn đẩy mạnh bán hàng đa kênh thông qua các siêu app mua sắm, website WinMart.com, đặt hàng qua điện thoại với thời gian giao hàng chỉ 3 giờ đồng hồ. Lợi thế về quy mô điểm bán vật lý giúp Masan giải được bài toán logistic, rút ngắn tối đa thời gian giao hàng. Đây vốn là bài toán hóc búa nhất khi nhà các nhà bán lẻ tham gia “sân chơi” online.

Song song với chiến lược tích hợp offline-to-online, Masan tăng tốc chuyển đổi WinMart/WinMart+ thành các điểm bán lẻ Point-of-life đáp ứng đầy đủ nhu cầu thiết yếu của người tiêu dùng. Những cửa hàng mini-mall đầu tiên tích hợp WinMart+, Phúc Long, Techcombank, mạng di động Reddi…đã chứng minh hiệu quả vượt trội cả về lưu lượng, khách hàng và doanh thu. Point-of-life không chỉ mang đến trải nghiệm mới mẻ, tiệu lợi cho người tiêu mà Masan có được data khách hàng khổng lồ gồm 9 triệu khách hàng thân thiết của WinMart/WinMart+, đông đảo khách hàng trẻ trung thành của Phúc Long, 5 triệu người tiêu dùng có thu nhập tốt từ Techcombank và hàng triệu khách từ các đối tác chiến lược khác của Masan.

Theo Masan, mạng di động Reddi không chỉ là mảnh ghép đáp ứng nhu cầu dịch vụ viễn thông của người tiêu dùng trong hệ sinh thái Masan. Đây còn là “quân át chủ bài” của tập đoàn nhằm số hóa toàn bộ nền tảng bán lẻ bằng siêu app.

“Reddi là mảnh ghép đầu tiên để số hóa ‘Point of Life’, từng bước tích hợp các sản phẩm, dịch vụ thiết yếu vào một nền tảng duy nhất. Dù ở giai đoạn đầu, chúng tôi đã có tất cả mảng ghép chiến lược cần thiết để thu hút người dùng, tiết kiệm chi phí. Từ đó, giúp mọi người tiếp cận mọi dịch vụ và sản phẩm với giá phải chăng. Đây cũng là mục tiêu của chúng tôi khi xây dựng nền tảng này”, Danny Le, Tổng Giám đốc Tập đoàn Masan cho biết.

Những chiến lược bài bản và vững chắc của Masan phản ánh sự nhanh nhạy của các nhà bán lẻ nội địa khi báo cáo về nền kinh tế số khu vực Đông Nam Á của Google, Bain và Temasek cho thấy xu hướng mua sắm các sản phẩm nhu yếu phẩm trên nền tảng thương mại điện tử tăng trưởng mạnh trong những năm qua. Cụ thể, tỷ trọng của ngành hàng này trong tổng giá trị hàng hóa được mua sắm online đã tăng từ mức 4% vào năm 2015 lên mức 11% vào năm 2020. Con số này dự kiến sẽ đạt mức 15% vào năm 2025.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin mới