Thứ Tư, 4/10/2023, 17:48
26 C
Ho Chi Minh City

Đặt báo in

Thông tin quảng cáo

Thông tin quảng cáo


Những áp lực trong nhà trường

Kinh tế Sài Gòn Online

Kinh tế Sài Gòn Online

Những áp lực trong nhà trường

Áp lực nặng nề không phải chỉ xảy ra với giáo viên, mà kể cả với học sinh – Ảnh: Lê Toàn.

(TBKTSG) – Một trong những hiện tượng nổi cộm trong đời sống nhà trường mà cuộc khảo sát của Thời báo Kinh tế Sài Gòn ghi nhận được, đó là những áp lực đối với cả giáo viên lẫn học sinh phổ thông.

Áp lực đối với giáo viên

Trước hết, xét về công việc giảng dạy, thì có thể nhận xét ngay rằng số tiết lên lớp hiện nay không phải là điều gây áp lực lên giáo viên. Theo kết quả khảo sát tại năm tỉnh thành miền Nam, tổng số tiết đang dạy hàng tuần bình quân mỗi giáo viên là 22,6 tiết, trong đó 17,5 tiết thực dạy, 2,2 tiết dạy thêm hoặc phụ đạo tại trường, và 3,0 tiết quy đổi (chủ nhiệm lớp, phụ trách đoàn thể…).

Giáo viên tiểu học có số tiết dạy hàng tuần nhiều nhất (26,6 tiết), so với giáo viên trung học cơ sở (THCS) (18,5 tiết) và giáo viên trung học phổ thông (THPT) (21,7 tiết).

Giáo viên ở TPHCM dạy nhiều tiết nhất (25,5 tiết), so với các tỉnh Trà Vinh (19,8 tiết), Vĩnh Long (21,8 tiết), An Giang (22,3 tiết), và Daklak (23,3 tiết). Riêng ở TPHCM, giáo viên THPT trong mẫu điều tra dạy mỗi tuần bình quân tới 34,1 tiết, do có số giờ dạy tăng tiết cao nhất (9,5 tiết mỗi tuần).

Bệnh thành tích, vốn luôn đi đôi với bệnh hình thức và bệnh phong trào, là một trong những áp lực nặng nề đối với giáo viên hiện nay.

Phần lớn giáo viên (70%) nhận thấy số giờ dạy như vậy là “vừa phải”, 24% cho là “nhiều”, và chỉ có 4% cho là “ít”.

Tuy nhiên, ngoài nhiệm vụ giảng dạy, các giáo viên còn phải đảm đương thêm không ít nhiệm vụ khác. Trong số đó, nhiều nhất là làm giáo viên chủ nhiệm (chiếm 66% giáo viên), làm đồ dùng dạy học (49%), làm các loại sổ sách (45%), làm công tác đoàn thể (32%), thu tiền học phí hoặc các khoản thu khác (20%)… (xem bảng 1).

 

Bảng 1. Những nhiệm vụ mà giáo viên phải đảm nhiệm ngoài việc giảng dạy, phân theo cấp học đang dạy (ĐVT:%)

 

Tiểu học

Trung học cơ sở

Trung học phổ thông

Tổng cộng

Thu tiền

25,1

20,0

10,4

19,8

Làm vệ sinh trường/lớp

28,4

6,9

0,8

14,1

Làm các loại sổ sách

57,5

45,6

25,0

45,4

Làm đồ dùng dạy học

63,4

47,5

26,7

48,9

Làm chủ nhiệm lớp

81,8

55,0

57,1

66,3

Công tác đoàn thể

34,3

31,9

27,5

31,8

Việc khác

12,4

16,7

18,3

15,4

Không trả lời

2,7

5,6

3,8

4,0

Tổng cộng

100,0

100,0

100,0

100,0

Nguồn: Kết quả cuộc điều tra tháng 11 và 12-2007 của TBKTSG.

 

Bảng 1 cho thấy kiêm nhiệm nhiều công việc nhất là giáo viên tiểu học, kế đó là giáo viên THCS. Giáo viên ở năm tỉnh thành trong mẫu điều tra đều phải kiêm nhiệm những công việc này với tỷ lệ tương đương nhau.

Được hỏi “Để có đủ điều kiện chu toàn nhiệm vụ giảng dạy của mình, thầy/cô mong muốn nhà trường cần làm những việc gì trong số những việc sau đây ?”, có tới 48% giáo viên cho rằng cần “giảm những công việc ngoài chuyên môn (như làm sổ sách, thu tiền…)”, đứng hàng thứ ba trong số các nguyện vọng của giáo viên (xem bảng 2).

Điều đáng nói là, ngoài các loại công việc phải kiêm nhiệm như trên, người giáo viên còn phải gánh chịu nhiều áp lực ngay trong lao động chuyên môn của mình, như: chương trình quá tải, sách giáo khoa có nhiều nội dung nặng nề và không thích hợp, cách ra đề thi nhiều khi bất hợp lý, áp lực hoàn thành chỉ tiêu phổ cập giáo dục ở địa phương, áp lực của các phong trào thi đua, áp lực của các đợt thanh tra, kiểm tra và dự giờ…

Khi được hỏi “Đâu là những vấn đề mấu chốt dẫn tới tình trạng giảm sút chất lượng dạy và học hiện nay trong nhà trường ?”, có 29% giáo viên trong mẫu điều tra trả lời là do “áp lực của chỉ tiêu thi đua”, nằm trong số năm nguyên nhân mà giáo viên cho là mấu chốt nhất. Còn khi được hỏi về nguyện vọng, có 32% giáo viên cho rằng cần “loại bỏ các chỉ tiêu thi đua trong nhà trường” (xem bảng 2).

Bảng 2. “Để có đủ điều kiện chu toàn nhiệm vụ giảng dạy của mình, thầy/cô mong muốn nhà trường cần làm những việc gì trong số những việc sau đây ?” (có thể chọn nhiều ý)

Có chế độ lương bổng thích hợp để bảo đảm cuộc sống

92,7%

Cải thiện các điều kiện cơ sở vật chất phục vụ cho giảng dạy

58,9

Giảm những công việc ngoài chuyên môn (làm sổ sách, thu tiền…)

47,6

Được tự chủ trong hoạt động giảng dạy

37,3

Giảm bớt nội dung trong chương trình giảng dạy

36,7

Loại bỏ các chỉ tiêu thi đua trong nhà trường

31,8

Soạn lại sách giáo khoa

19,6

Việc khác

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin mới