Thứ sáu, 24/01/2025
27 C
Ho Chi Minh City

Những hậu quả từ tham nhũng đất đai

Kinh tế Sài Gòn Online

Kinh tế Sài Gòn Online

Những hậu quả từ tham nhũng đất đai

Phan Văn

(TBKTSG) - Đọc bài “Đất đai và tham nhũng” của tác giả Quang Chung, TBKTSG ra ngày 2-12-2010, tôi thấy cần cần bổ sung thêm một vài ý kiến.

<Đọc lại bài “Đất đai và tham nhũng” tại đây>

Tham nhũng về đất đai là một trong những nguyên nhân chính đẩy giá đất tăng cao. Từ đó dẫn đến những hậu quả rất nghiêm trọng cho nền kinh tế. Vì giá của bất cứ hoạt động kinh tế nào cũng bao gồm một thành phần giá đất. Ví dụ ly cà phê, bữa cơm, mua bán vật dụng, quần áo… tất cả đều phải gánh một phần chi phí giá đất. Cho nên, nền kinh tế sẽ nghẹt nếu giá đất quá cao.

Vì đất, theo định nghĩa kinh tế, cũng là một dụng cụ của phát triển. Nếu đất đắt, sự phát triển sẽ dễ hụt hơi. Đất đắt cũng có thể ví như một thứ thuế mà toàn dân phải trả cho một nhóm người có quyền, có đất trong tay. Loại thuế này rất cao nếu so với các loại thuế khác, lại phải trả cho tư nhân, một nhóm người rất ít.

Tham nhũng về đất đai đưa tới một xã hội trong đó người nghèo không sở hữu đất sẽ không đoàn kết với người nắm đất trong tay. Về lâu về dài, mầm mống chia rẽ sẽ chuyển biến.

Tham nhũng về đất đai cũng dẫn tới tình trạng một số người sẽ thao túng quyền thế để tước đất. Quyền thế ở đâu nếu không phải là một số quan chức? Dần dần một số cơ quan sẽ bị tha hóa trong nhiệm vụ chính của họ mà trở thành một công cụ dung dưỡng tham nhũng.

Tham nhũng về đất đai là một loại tham nhũng dễ thực hiện. Có nghĩa là làm giàu rất dễ, trái hẳn với tham nhũng về dự án, nhất là những dự án có tính kỹ thuật cao. Những người làm giàu bằng tham nhũng đất đai, do đó, hay phè phỡn và coi rẻ đồng tiền. Đây là một thảm trạng xã hội.

Tham nhũng đất đai thường chỉ nuôi thêm tham nhũng đất đai chứ không đầu tư vào các lĩnh vực khác. Có nghĩa đồng tiền trong nước cứ nằm nguyên trong cơ sở địa ốc, mà không giúp cho các khu vực khác phát triển, hoặc nếu có, chỉ gián tiếp.

Giá đất gia tăng là một căn bệnh dễ lây. Ví dụ giá lên cao tại một thành phố dễ có ảnh hưởng lên giá đất của nhiều thành phố khác, trong khi tại những thành phố này không hề có lý do nào khiến giá đất tăng (luật cung cầu điều hành). Việc này có thể gây khó khăn cho những nhà đầu tư chân chính bởi giá đất lên cao quá, họ sẽ không có đủ phương tiện để phát triển đúng đắn.

Tham nhũng giá đất đã làm giàu cho rất nhiều người có quyền thế. Còn lại những người dân thấy nhà của mình lên giá thì vui, nhưng đó là một sự lên giá giả tạo vì nếu bán nhà mình để mua một căn nhà khác thì cũng chỉ mua được nhà với giá tương đương. Chỉ có những ai may mắn có nhiều nhà đất mới làm giàu thực sự.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin mới