Thứ hai, 23/12/2024
27 C
Ho Chi Minh City

Quảng trường mới của TPHCM hứa hẹn mang đến những giá trị kinh tế – văn hóa – xã hội gì?

Ngô Huỳnh

Kinh tế Sài Gòn Online

Kinh tế Sài Gòn Online

(KTSG Online) - Ven sông Sài Gòn đang hình thành một khu phức hợp bất động sản hàng hiệu mang tên Grand Marina, Saigon với quy mô lớn, được định hình trở thành quảng trường mới của TPHCM, đóng góp nhiều giá trị kinh tế - văn hóa - xã hội cho thành phố  

Khu phức hợp bất động sản hàng hiệu Grand Marina, Saigon ven sông Sài Gòn. Ảnh: Masterise Homes

Khu phức hợp bất động sản hàng hiệu Grand Marina, Saigon bắt đầu ra mắt từ tháng 1-2021 khi Masterise Homes chính thức ký kết hợp tác chiến lược với Marriott International, mang 2 dòng căn hộ hàng hiệu của tập đoàn này lần đầu tiên đến Việt Nam.

Tòa nhà văn phòng kết hợp TTTM trong khu phức hợp mang tên The Sun Tower mới đây đã chính thức khởi công, dần hiện thực hóa diện mạo của khu phức hợp bất động sản hàng hiệu. Với sự góp mặt của không gian thương mại quy mô lớn này, dự án Grand Marina, Saigon sẽ tiến gần hơn tới mục tiêu trở thành quảng trường mới ven sông Sài Gòn và giữa trung tâm thành phố, đóng góp những giá trị kinh tế - văn hóa - xã hội đáng kể cho TPHCM.

Giá trị kinh tế

Trong năm 2021, Grand Marina, Saigon đã thành công trong việc xác lập phân khúc bất động sản hàng hiệu tại Việt Nam – một phân khúc tương đối mới mẻ, với sự tham gia của thương hiệu số 1 thế giới trong phân khúc này - Marriott International, theo thống kê của Savills. Với bảo chứng của Marriott, Grand Marina, Saigon không chỉ gặt hái được thành công ở thị trường trong nước mà còn chinh phục các khách hàng quốc tế, nâng tầm bất động sản Việt Nam sánh ngang với các thị trường phát triển như Bangkok, Singapore.

Ông Lê Hoàng Châu, chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TPHCM (HoREA) cũng từng đưa ra đánh giá tích cực về dự án Grand Marina, Saigon và cho rằng dự án sẽ góp phần nâng cao vị thế của thị trường bất động sản Việt Nam, đáp ứng nhu cầu nhà ở hạng sang của những người rất giàu, siêu giàu trong nước, các nhà đầu tư nước ngoài và góp phần thu hút thêm nguồn vốn đầu tư nước ngoài.

Với sự góp mặt của The Sun Tower - tòa nhà văn phòng kết hợp TTTM cao 55 tầng nổi và 5 tầng hầm, đóng góp kinh tế của Grand Marina, Saigon sẽ càng rõ rệt. Với tổng diện tích sàn lên đến rộng 106.000 m2, đây sẽ là một trong những tòa nhà văn phòng – thương mại có quy mô lớn nhất TPHCM khi hoàn thành, cung cấp một số lượng lớn diện tích văn phòng và bán lẻ cho thị trường TPHCM từ năm 2023. The Sun Tower dự kiến thu hút các doanh nghiệp và thương hiệu hàng đầu quốc tế đến với quảng trường mới của Sài Gòn, góp phần đưa TPHCM trở thành trung tâm kinh tế, thương mại và văn hóa mới của khu vực Đông Nam Á.

The Sun Tower trong khu phức hợp bất động sản hàng hiệu Grand Marina, Saigon. Ảnh: Masterise Homes

Để ước tính giá trị kinh tế của một tòa nhà thương mại là không dễ, nhưng theo NAIOP (Hiệp hội Phát triển BĐS thương mại tại Mỹ), trong năm 2021, trên toàn nước Mỹ có khoảng 4,73 tỉ m2 sàn diện tích thương mại (bao gồm cả văn phòng, bán lẻ và các diện tích khác) đem lại khoảng 531,5 tỉ đô la Mỹ GDP cho nước Mỹ, tức là mỗi m2 đóng góp 112.37 đô la cho nền kinh tế. Nếu tỷ lệ này áp dụng cho The Sun Tower, tòa nhà này có thể đóng góp gần 12 triệu đô la Mỹ cho nền kinh tế nước nhà.

Giá trị văn hóa

Quảng trường Grand Marina, Saigon lưu giữ nhiều giá trị văn hóa – lịch sử trong cảm hứng thiết kế, những điểm nhấn sẽ trở thành nét thu hút đối với các du khách khi đến thăm và vui chơi tại đây.

Trải dài trên mặt đứng của các tòa tháp căn hộ hàng hiệu là những đường nét được chiếu sáng tạo nên hình ảnh cây gòn - nguồn gốc của tên gọi Sài Gòn. Hình ảnh rễ cây bám chặt và các nhánh cây Gòn vươn cao, đan cài vào nhau vươn lên bầu trời, tượng trưng cho sự phát triển bền vững thịnh vượng của TPHCM.

Thiết kế cảnh quan mang đậm giá trị văn hóa- lịch sử tại quảng trường Grand Marina, Saigon. Ảnh: Masterise Homes

Lấy cảm hứng từ những thành tựu của nhà thực vật học huyền thoại Jean Baptiste Louis Pierre - người kiến tạo nên thảm thực vật Thảo Cầm Viên của Sài Gòn, Atkins đã thổi hồn vào thiết kế cảnh quan nơi đây bằng những chi tiết độc đáo mang tính biểu tượng. Khu vực cảnh quan rộng lớn nằm giữa sông Sài Gòn và Thảo Cầm Viên với thảm thực vật địa phương phong phú xen kẽ với những biểu tượng kiến trúc ấn tượng mô phỏng hình ảnh lá sen và gợi nhắc đến xưởng đóng tàu Ba Son xưa. Uốn lượn quanh những mảng xanh là đường đi bộ lát gỗ với chi tiết cách điệu mô phỏng thân tàu, trải dài quanh co như hình dáng quanh co của sông Sài Gòn.

Giá trị xã hội

Đặt mục tiêu đạt chứng chỉ LEED Gold (chứng chỉ về tòa nhà xanh của Hội đồng tòa nhà xanh của Mỹ - U.S Green Building Council), tòa nhà The Sun Tower là một trong những tòa nhà văn phòng bền vững tại TPHCM, cam kết giảm thiểu tác động đến môi trường trong quá trinh xây dựng, lựa chọn vật liệu xây dựng, thiết kế hệ thống năng lượng, chiếu sáng...

Ông Paul Fisher – Tổng Giám đốc JLL Việt Nam tại lễ động thổ The Sun Tower. Ảnh: Masterise Homes

Phát biểu tại lễ động thổ của tòa nhà The Sun Tower, ông Paul Fisher – Tổng Giám đốc JLL Việt Nam nhận định: “Chúng ta đang ngày càng chú ý hơn đến sức khỏe của con người, vì vậy yếu tố bền vững đã trở thành một trong những yếu tố quan trọng trong quyết định của nhà đầu tư và khách thuê mặt bằng. Với mục tiêu đạt chứng chỉ LEED Gold, tòa nhà The Sun Tower đã có nhiều bước tiến đáng khích lệ, và chúng ta sẽ sớm nhìn thấy kết quả và những lợi ích của việc này trong những năm tới.”

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin mới