Thứ sáu, 21/02/2025
27 C
Ho Chi Minh City

Quốc hội thông qua chính sách đặc thù để phát triển metro tại Hà Nội và TPHCM

Bình Dương

Kinh tế Sài Gòn Online

Kinh tế Sài Gòn Online

(KTSG Online) - Sáng nay (19-2), Quốc hội đã thông qua nghị quyết thí điểm cơ chế, chính sách đặc thù để phát triển đường sắt đô thị tại Hà Nội và TPHCM sáng 19-2, với 459/459 đại biểu tán thành.

Quốc hội thông qua các cơ chế, chính sách đặc thù để phát triển metro tại Hà Nội và TPHCM Ảnh: Đạt Thành

Trong đó, Nghị quyết cho phép Thủ tướng quyết định bố trí vốn đầu tư cho các dự án đường sắt đô thị (metro) tại Hà Nội (tối đa 215.350 tỉ đồng) và TPHCM (tối đa 209.500 tỉ đồng) trong giai đoạn 2026-2035. Vốn được huy động từ tăng thu, tiết kiệm chi ngân sách trung ương và các nguồn hợp pháp khác, không cần tuân theo thứ tự ưu tiên ngân sách, baochinhphu.vn đưa tin.

Các dự án metro tại hai thành phố này được phép huy động vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA), vốn vay ưu đãi nước ngoài mà không cần lập đề xuất dự án. Nếu quy định Việt Nam khác hoặc chưa có, áp dụng theo quy định của nhà tài trợ.

Hội đồng nhân dân thành phố bố trí vốn đầu tư từ ngân sách địa phương, vốn vay lại từ Chính phủ, trái phiếu chính quyền địa phương, nguồn tăng thu, tiết kiệm chi và các nguồn hợp pháp khác, không cần tuân theo thứ tự ưu tiên ngân sách.

Chính phủ chịu trách nhiệm trước Quốc hội về tổ chức, quản lý đầu tư đường sắt đô thị tại Hà Nội và TPHCM, đảm bảo hiệu quả, minh bạch, chống lãng phí, tham nhũng; thông tin đầy đủ để tạo sự đồng thuận, quyết định điều chỉnh danh mục dự án khi cần và hướng dẫn thi hành nghị quyết.

Các bộ, ngành liên quan cử đại diện tham gia tổ thẩm định khi được mời để lựa chọn nhà đầu tư, nhà thầu EPC, tư vấn nước ngoài. Kiểm toán Nhà nước kiểm toán hồ sơ tổng mức đầu tư và gửi kết quả trong 30 ngày để làm cơ sở phê duyệt dự án đường sắt đô thị.

UBND của hai thành phố chịu trách nhiệm triển khai nghị quyết công khai, minh bạch, hiệu quả, tránh thất thoát, lãng phí; chỉ đạo các sở, ngành thực hiện đồng bộ; huy động doanh nghiệp đầu tư phương tiện; tái cơ cấu, quản lý, bảo trì hạ tầng đường sắt; phát triển công nghiệp đường sắt.

Trong dự thảo nghị quyết của Quốc hội, Bộ Giao thông Vận tải đề xuất các nhóm chính sách đặc thù phát triển metro ở TPHCM và Hà Nội, gồm huy động vốn, phát triển TOD, thủ tục đầu tư, các quy định áp dụng riêng cho TPHCM.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin mới