Chủ Nhật, 22/12/2024
27 C
Ho Chi Minh City

Quy hoạch Đông Nam bộ chú trọng kinh tế xanh và bền vững

Thành Tín

Kinh tế Sài Gòn Online

Kinh tế Sài Gòn Online

(KTSG Online) – Quy hoạch Đông Nam Bộ theo hướng phát huy tối đa tiềm năng con người, truyền thống văn hóa – lịch sử, lấy con người là trung tâm, chủ thể, mục tiêu, nguồn lực và động lực phát triển, chú trọng phát triển các ngành, lĩnh vực mới nổi như kinh tế số, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, kinh tế chia sẻ...

Theo Thủ tướng Phạm Minh Chính, quy hoạch phải đi trước một bước với tư duy đổi mới, tầm nhìn chiến lược, giải quyết được những vướng mắc, khó khăn, thách thức. Ảnh:Baochinhphu.vn

Chiều 26-11, tại TPHCM, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Hội đồng điều phối vùng Đông Nam Bộ chủ trì Hội nghị lần thứ 2 của Hội đồng với chủ đề tham vấn Quy hoạch vùng Đông Nam Bộ thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Theo tường thuật của Baochinhphu.vn, đối với khu vực Đông Nam bộ, Thủ tướng Phạm Minh Chính lưu ý, các quy hoạch cần phát huy tối đa tiềm năng con người, truyền thống văn hóa – lịch sử, lấy con người là trung tâm, chủ thể, mục tiêu, nguồn lực và động lực phát triển, đồng thời, khai thác tốt nhất điều kiện tự nhiên. Cùng với đó, cần chú trọng phát triển các ngành, lĩnh vực mới nổi như kinh tế số, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, kinh tế chia sẻ, phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh đất nước ta và của vùng.

Vùng Đông Nam Bộ gồm TPHCM và 5 tỉnh là Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Phước, Tây Ninh. Vùng có diện tích 23.551 km2, chiếm 7,1% diện tích cả nước; dân số khoảng 18,8 triệu người, chiếm 18,9% dân số cả nước (năm 2022) và là trung tâm kinh tế lớn nhất của đất nước.

Năm 2022, GRDP vùng Đông Nam Bộ chiếm khoảng 31% cả nước; xuất khẩu đóng góp khoảng 35%, thu ngân sách khoảng 38% cả nước; GRDP bình quân đầu người của vùng Đông Nam Bộ gấp 1,64 lần cả nước; tỉ lệ đô thị hóa của vùng là 66,5%, gấp 1,8 lần trung bình cả nước.

Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, quan điểm xây dựng quy hoạch vùng Đông Nam Bộ là để chủ động kiến tạo phát triển và tăng cường liên kết vùng; xác định và giải quyết các vấn đề có tính liên ngành, liên vùng, liên tỉnh; tổ chức không gian phát triển vùng khoa học, hợp lý nhằm sử dụng hiệu quả các nguồn lực để phát triển vùng nhanh và bền vững; là cơ sở để các địa phương xây dựng quy hoạch tỉnh và triển khai kế hoạch đầu tư công trung hạn và hằng năm.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin mới