Thứ Bảy, 20/04/2024
32 C
Ho Chi Minh City

Sao la đang bên bờ tuyệt chủng

Kinh tế Sài Gòn Online

Kinh tế Sài Gòn Online

Sao la đang bên bờ tuyệt chủng

Tự Phong

Sao la đang bên bờ tuyệt chủng
Dù đã có khu bảo tồn nhưng sao la của Việt Nam vẫn có khả năng biến mất hoàn toàn trong tương lai gần. Ảnh: WWF.

(TBKTSG Online) – Hiện nhiều loài động vật móng guốc như nai, mang la, bò rừng ở Đông Nam Á đứng trước nguy cơ bị biến mất hoàn toàn, trong đó có loài sao la của Việt Nam đang bên bờ tuyệt chủng dù Việt Nam đã có khu bảo tồn loài này.

>>> Tê giác Java tại Việt Nam đã tuyệt chủng

>>> Sau tê giác, có thể là hổ

Trong thông cáo báo chí do Quỹ quốc tế về bảo vệ thiên nhiên (WWF) phát đi chiều ngày 12-9 cho biết, hiện có 13 loài thuộc bộ móng guốc như loài nai, sao la, mang la, bò rừng… ở Đông Nam Á đang ở các tình trạng khác nhau nhưng đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng, có thể biến mất vĩnh viễn trong tương lai gần.

WWF cũng cho biết, trước đó, hai loài đặc hữu của khu vực Tiểu vùng sông Mê Kông (gồm Việt Nam, Lào, Thái Lan, Myanmar, Campuchia và một phần Trung Quốc) là bò xám và nai Schomburgk (Rucervus schomburgki) đã tuyệt chủng hoàn toàn. Còn với sao la – loài có nhiều ở các tỉnh từ Quảng Nam đến Thừa Thiên Huế – đang có nguy cơ biến mất vĩnh viễn.

“Tại Việt Nam loài sao la thường bị mắc bẫy do thợ săn đặt để đánh bẫy các loài thú khác. Những cán bộ tuần tra rừng mỗi năm tháo gỡ hơn 14.000 bẫy thú trong các chuyến tuần tra trong các khu bảo tồn”, thông cáo báo chí viết.

Năm 2010, UBND tỉnh Quảng Nam có quyết định thành lập khu bảo tồn loài và sinh vật cảnh sao la (tên khoa học là Pseudoryx nghetinhensis) trên diện tích khoảng 16.500 héc ta tại các tiểu khu thuộc 4 xã ở hai huyện miền núi Tây Giang và Đông Giang.

Khu bảo tồn không chỉ là bảo tồn loài sao la mà còn là nơi bảo tồn, phát triển các loài động, thực vật quý hiếm khác trong khu vực. Vào năm 2012, thống kê cho thấy Việt Nam có khoảng 200 con sao la, chủ yếu tập trung ở khu vực rừng núi Quảng Nam và Thừa Thiên-Huế

Cuối năm 2011, WWF khẳng định tê giác một sừng của Việt Nam đã tuyệt chủng hoàn toàn sau khi được phát hiện lần đầu vào những năm 1990 của thế kỷ 20. Sau đó, WWF cũng đưa ra dự báo, sau loài tê giác có thể loài hổ, voi, vượn… sẽ bị biến mất trong điều kiện tự nhiên của Việt Nam.

 

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin mới