Thứ Tư, 17/07/2024
35.6 C
Ho Chi Minh City

Sắp có quy định hành lang an toàn đường sắt đô thị

Kinh tế Sài Gòn Online

Kinh tế Sài Gòn Online

Sắp có quy định hành lang an toàn đường sắt đô thị

Đá Bàn

(TBKTSG Online) – Bộ Giao thông vận tải xây dựng dự thảo thông tư quy định về phạm vi bảo vệ công trình, hành lang an toàn đường sắt đô thị giữa lúc các dự án đường sắt đô thị tại Hà Nội và TPHCM đã khởi động.

Theo dự thảo, hành lang an toàn đường sắt đô thị (là khoảng không phía trên và phần đất dọc hai bên công trình nhằm bảo đảm an toàn giao thông và bảo vệ công trình) được xác định như sau: chiều cao giới hạn trên không tính từ đỉnh ray trở lên theo phương thẳng đứng là 6,55 mét; chiều rộng giới hạn hai bên tính từ mép ngoài của các bộ phận công trình đến đường ranh giới phần đất dành cho tuyến đường sắt đô thị đó được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Tuy nhiên, theo phạm vi dải đất bảo vệ hai bên đường sắt đô thị đi trên mặt đất quy định trong dự thảo,thì: đối với nền đường không đắp, không đào là không nhỏ hơn 7 mét (tính từ mép ngoài của ray ngoài cùng trở ra mỗi bên); đối với nền đường đắp là không nhỏ hơn 5 mét (tính từ chân nền đường đắp) hoặc 3 mét (tính từ mép ngoài của rãnh thoát nước dọc trở ra mỗi bên); đối với nền đường đào là không nhỏ hơn 5 mét (tính từ mép đỉnh đường đào) hoặc 3 mét (tính từ mép ngoài của rãnh thoát nước đỉnh trở ra mỗi bên); đối với những đoạn nền đường có xây tường chắn đất là không nhỏ hơn 3 mét (tính từ chân tường chắn đối với nền đường đắp) hoặc từ mép đỉnh tường chắn (đối với nền đường đào) trở ra mỗi bên.

Dự thảo cũng quy định phạm vi bảo vệ trên không của đường sắt đô thị đi ngầm (hầm hở) là 6,55 mét tính từ đỉnh ray trở lên theo phương thẳng đứng. Phạm vi dải đất bảo vệ hai bên đường ngầm (hầm hở) là không nhỏ hơn 3 mét tính từ mép ngoài của hầm trở ra mỗi bên.

Dự thảo cũng quy định về phạm vi bảo vệ trạm đầu mối, ga đường sắt đô thị đi trên mặt đất, phạm vi bảo vệ cầu đường sắt đô thị, phạm vi bảo vệ ga đường sắt đô thị đi trên cao, phạm vi bảo vệ đường trong ga, trong trạm đầu mối, hệ thống cấp điện, phía dưới mặt đất của công trình đường sắt đô thị…

Theo Bộ Giao thông vận tải, trách nhiệm quản lý, bảo vệ phạm vi bảo vệ công trình, hành lang an toàn đường sắt đô thị sẽ do chủ đầu tư xây dựng công trình (chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện việc xác định, công bố ranh giới phạm vi bảo vệ công trình, hành lang an toàn đường sắt đô thị) và đơn vị quản lý, khai thác đường sắt đô thị (chịu trách nhiệm quản lý, bảo vệ phạm vi bảo vệ công trình, hành lang an toàn đường sắt đô thị). Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có đường sắt đô thị quy định việc quản lý, bảo vệ phạm vi bảo vệ công trình, hành lang an toàn đường sắt đô thị theo quy định của pháp luật.

Không rõ hành lang an toàn của các tuyến đường sắt đô thị đang triển khai được xác định như thế nào khi dự kiến ngày 1-1-2013 thông tư này mới được thông qua và có hiệu lực.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin mới