Thứ bảy, 28/12/2024
27 C
Ho Chi Minh City

Sẽ bàn giao 100% mặt bằng sạch của dự án Vành đai 4 – vùng thủ đô trước 31-12

T.Đào

Kinh tế Sài Gòn Online

Kinh tế Sài Gòn Online

(KTSG Online) - Ban Quản lý dự án đầu tư công trình giao thông thành phố Hà Nội dự kiến, trước ngày 31-12-2023, Hà Nội sẽ hoàn tất việc giải phóng mặt bằng và bàn giao công trình để thi công tuyến Vành đai 4 - vùng thủ đô.

Đường vành đai 4 - tuyến Thủ đô được đánh giá làm thay đổi diện mạo, chất lượng hạ tầng giao thông khu vực vùng Thủ đô (gồm các địa phương: Hà Nội, Hưng Yên, Bắc Ninh).

Theo TTXVN, Ban Quản lý dự án đầu tư công trình giao thông thành phố Hà Nội cho biết, liên quan đến dự án đường Vành đai 4 - vùng thủ đô, trong tháng 6 tới, đơn vị sẽ bàn giao trên 70% mặt bằng sạch và hoàn tất việc giải phóng mặt bằng, bàn giao để thi công tuyến đường trước 31-12-2023.

Ngoài ra, việc phê duyệt báo cáo đánh giá về tác động môi trường của dự án thành phần 1.1 và phê duyệt dự án thành phần 3 sẽ chậm khoảng 3 tháng so với kế hoạch. Việc thẩm định dự án thành phần 3 cũng chậm hơn so với tiến độ đề ra do quy mô và tính chất phức tạp của dự án, có liên quan đến nhiều địa phương, bộ, ngành.

Cũng theo TTXVN, trước ngày 10-5 tới đây, Ban quản lý dự án cùng các đơn vị liên quan hoàn tất hồ sơ báo cáo về độ khả thi dự án và trình Hội đồng thẩm định nhà nước xem xét, thẩm định.

UBND thành phố Hà Nội sẽ tổ chức họp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Xây dựng, Giao thông Vận tải và Tư pháp nhằm đưa ra giải pháp, định hướng giải quyết những khó khăn, vướng mắc đối với việc quản lý và sử dụng phần vốn ngân sách nhà nước trong dự án thành phần 3.

Đối với dự án thành phần 2.1, dự kiến sẽ hoàn thành công tác thẩm định, phê duyệt thiết kế và lựa chọn nhà thầu, khởi công trước ngày 30-6-2023.

Trên cơ sở này, đơn vị sẽ báo cáo cơ quan chức năng để chấp thuận một số nội dung. Cụ thể, đối với dự án thành phần 3 (đầu tư theo phương thức đối tác công tư – PPP) chấp thuận tách tiểu dự án đầu tư công (3.1) và dự án đầu tư theo phương thức đối tác công tư (3.2)

UBND thành phố Hà Nội cũng kiến nghị việc cho phép các tỉnh Hưng Yên, Bắc Ninh phê duyệt các dự án thành phần sử dụng vốn đầu tư công trong trường hợp tổng mức đầu tư cao hơn sơ bộ tổng mức đầu tư tại chủ trương đầu tư; cho các tỉnh này bố trí bổ sung nguồn vốn từ ngân sách địa phương để thực hiện thi công theo quy định.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin mới