Thứ năm, 9/01/2025
27 C
Ho Chi Minh City

Số hóa giúp TPBank hiệu quả như thế nào

Kinh tế Sài Gòn Online

Kinh tế Sài Gòn Online

Số hóa giúp TPBank hiệu quả như thế nào

Báo cáo kết quả kinh doanh 6 tháng đầu năm 2021 tiếp tục phản chiếu hiệu quả hoạt động đang không ngừng gia tăng tại ngân hàng TPBank, kết quả này đạt được nhờ sự đóng góp của chiến lược số hóa toàn diện.

Kết thúc quý 2 năm nay, TPBank đã ghi nhận doanh thu tăng 27,74% so với một năm trước đó. Lợi nhuận trước thuế của ngân hàng đạt 3.007 tỉ đồng, tăng gần một nửa so với cùng kỳ năm trước. Các chỉ tiêu kinh doanh quan trọng khác đều được ghi nhận ở mức cao. Như huy động vốn tăng 17,46% và tăng trưởng tín dụng đạt hơn 11%.

Rõ ràng TPBank đang là một ngân hàng giữ được phong độ khi tiếp tục trình diễn được một màn tăng tốc tích cực trong nửa đầu năm nay. Tại Đại hội đồng cổ đông được tổ chức tháng Tư vừa qua, ông Nguyễn Hưng - Tổng Giám đốc của ngân hàng, đã tự tin nói rằng TPBank hiện đang có được lợi thế rất lớn cho phép ngân hàng có thể hoạt động rất hiệu quả và tăng tốc nhanh trong tương lai. Đó chính là lợi thế của một ngân hàng số tiên phong.

Đào xới sâu thêm vào các chỉ số quan trọng khác của TPBank sau hai quý năm nay, hiệu quả mà lợi thế của một ngân hàng số hàng đầu mang lại có thể sẽ được thấy rõ hơn. Trong khi doanh thu và lợi nhuận đều tăng ở mức hai con số, lần lượt là 17,46% và 47,80%. Tốc độ tăng chi phí hoạt động của TPBank được kiểm soát ở mức một chữ số, chỉ tăng hơn 6%.

Điều này có nghĩa ngân hàng đang phải chi rất ít cho hoạt động kinh doanh, nhưng những thành quả gặt hái được về thị phần và lợi ích lại tăng hơn nhiều so với trước đây. Có thể thấp rõ điều này hơn ở chỉ số chi phí trên thu nhập (CIR), một chỉ số quan trọng đánh giá hiệu quả trong hoạt động ngân hàng. CIR của TPBank cuối quý 2 năm 2020 là 43%, nhưng đến cuối quý 2-2021 đã giảm về 36%. Có nghĩa là để tạo ra 100 đồng thu nhập, cách đây một năm TPBank phải chi ra 43 đồng chi phí, thì nay chỉ phải bỏ ra 36 đồng chi phí.

Số hóa giúp TPBank hiệu quả như thế nào
Các kênh ngân hàng số giao tiếp với khách hàng được TPBank triển khai những năm qua cũng đang mang lại trái ngọt.

Tổng giám đốc TPBank cho biết nhờ chuyển đổi số triệt để, toàn diện từ trong ra ngoài, TPBank đã tiết giảm được đáng kể chi phí vận hành so với mô hình một ngân hàng truyền thống. Ví dụ, trong năm ngoái, TPBank đã triển khai 70 robot trong hoạt động quy trình nội bộ, giúp tiết giảm đáng kể chi phí nhân công ở những công đoạn robot có thể thay thế được. Và khác với con người, số robot này có khả năng hoạt động với năng suất cao hơn rất nhiều trong thời gian liên tục. Dự kiến năm nay TPBank sẽ nâng tổng số robot được triển khai lên 140. Nhờ số hóa ở mọi quy trình vận hành, TPBank có khả năng duy trì tốc độ tăng trưởng cao nhưng lại không cần phải tăng chi phí vận hành và nhân công lên nhiều.

Bên cạnh đó, các kênh ngân hàng số giao tiếp với khách hàng được triển khai những năm qua cũng đang mang lại trái ngọt, đặc biệt trong bối cảnh tiêu dùng tiền mặt đang nổi lên thành một xu hướng lớn. TPBank đã chứng kiến tốc độ tăng thanh toán không tiền mặt trong 6 tháng đầu năm 2021 tăng gần 80% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, kênh thanh toán phổ biến nhất là qua app TPBank, bằng nhiều hình thức như chuyển khoản trực tuyến hay quét mã QR code.

“Khi thanh toán không tiền mặt trở thành một xu thế không thể đảo ngược, việc chúng tôi phải làm là tạo ra những sản phẩm ngân hàng số để khách hàng dễ dàng tiếp cận và sử dụng nhất. May mắn là chúng tôi đã hiểu và bắt tay vào việc từ nhiều năm trước và hiện tại đã có thể thu hoạch thành quả,” ông Hưng chia sẻ.

Chính vì vậy, ở thời điểm này TPBank là ngân hàng có hệ sinh thái ngân hàng số rất toàn diện bao gồm app TPBank và mạng lưới khoảng 400 điểm giao dịch ngân hàng tự động LiveBank. Tất cả đều có thể cung cấp các dịch vụ giao dịch trực tuyến 24/7 và mở tài khoản trực tuyến (eKYC). Thậm chí, hệ thống LiveBank còn cung cấp dịch vụ đăng ký mở thẻ ATM và nhận thẻ chỉ sau vài phút. Nhờ đó, khách hàng có thể tiếp cận và sử dụng các dịch vụ của TPBank dễ dàng hơn mà không hề bị giới hạn về thời gian và không gian.

Báo cáo của ngân hàng này cho biết, trong năm tháng đầu năm, số lượng khách hàng đăng ký sử dụng dịch vụ ngân hàng trực tuyến đã tăng 87% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, nhờ triển khai thêm cả phương thức eKYC toàn diện trên app TPBank, có hơn 50 nghìn khách hàng mở tài khoản qua hình thức eKYC, tăng 790% so với cùng kỳ năm ngoái. Lượng giao dịch trực tuyến của ngân hàng này cũng tăng mạnh. Hiện số lượng giao dịch trực tuyến tại TPBank đã chiếm tới 92% tổng số lượng giao dịch của toàn ngân hàng.

Mời xem thêm:

TPBank cấp tín dụng không tài sản đảm bảo cho doanh nghiệp ngành nhựa

Ngân hàng Việt đầu tiên áp dụng chuẩn mực ILAAP

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin mới