Thứ năm, 22/05/2025
27 C
Ho Chi Minh City

So sánh thuế trực thu và gián thu

Kinh tế Sài Gòn Online

Kinh tế Sài Gòn Online

So sánh thuế trực thu và gián thu

Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright

Phần 3: Tài chính và thuế khóa (Finance and Tax)

Bài 63:

So sánh thuế trực thu và gián thu

Thông thường trong giai đoạn đầu tăng trưởng kinh tế, ngân sách của các nước dựa nhiều vào thuế gián thu hay còn gọi là thuế tiêu dùng (thuế bán lẻ, thuế tiêu thụ đặc biệt và thuế xuất nhập khẩu v.v…). Lý do chính là dễ thu các loại thuế này tại cửa hàng hay tại biên giới quốc gia. Thuế trực thu hay còn gọi là thuế thu nhập (cá nhân và doanh nghiệp v.v…) không phải là nguồn thu lớn cho ngân sách vì thu nhập theo đầu người ở các nước này còn thấp. Khi đó doanh nghiệp là nguồn thuế thu nhập chính.

Việt Nam là một ví dụ cụ thể. Thuế gián thu chiếm đa phần trong cơ cấu thuế, gần 60% tổng thu năm 2000. Trong cùng năm, thuế thu nhập doanh nghiệp mang lại số thu cao hơn 11 lần so với thuế thu nhập cá nhân.

Tuy nhiên, vấn đề là thuế gián thu mang bản chất lũy thoái. Nếu một người kiếm được 50 đô-la một tuần và chi tiêu hết 45 đô-la, thuế suất bán lẻ 10% sẽ tạo một gánh nặng là 4,9 đô-la hay 9% thu nhập. Người khác thu nhập 200 đô-la một tuần và chi tiêu 150 đô-la (giả định người có thu nhập cao không nhất thiết phải chi cùng tỉ trọng thu nhập cho hàng thiết yếu), thuế tương đương 15 đô-la hay 7,5% thu nhập. Ngược lại, có thể dễ dàng làm cho thuế trực thu mang tính lũy tiến bằng cách áp dụng nhiều thuế suất tùy theo mức thu nhập.

Theo thời gian, tỉ trọng thuế gián thu trong tổng thu ngân sách có khuynh hướng giảm. Đặc biệt, thuế xuất nhập khẩu dần mất đi sự quan trọng do mở cửa nền kinh tế và những hiệp định thương mại giữa các nước. Đồng thời, khi đất nước phát triển, thu nhập theo đầu người và số lượng doanh nghiệp cùng tăng lên, tỉ trọng thuế thu nhập doanh nghiệp và thu nhập cá nhân trong tổng thu ngân sách cũng tăng. Như có thể thấy tại Việt Nam, tỉ trọng thuế trực thu trong tổng số thu thuế tăng từ 31% năm 1996 lên 40% năm 2000.

English:

Direct Versus Indirect Taxes

Traditionally all countries have relied more on indirect or consumption taxes (retail sales tax, excises, and trade taxes, etc.) for revenue during the early stages of economic growth. The main reason is that these taxes can be easily collected through stores or at the country’s borders. Because per capita income in these countries tends to be low, direct or income taxes (personal and company income taxes, etc.) are not major sources of revenue. Corporations are the primary source of income tax revenue.

Vietnam provides a clear illustration. The indirect taxes dominate the tax structure, accounting for nearly 60 percent of the total tax revenue in 2000. Also in the same year, the corporate income tax revenue was eleven times higher than the personal income tax revenue.

The problem with indirect taxes, however, is that they are by nature regressive. If a person earns $50 a week, consumes $45 and there is a 10% retail sales tax, the tax burden is $4.5 or 9% of income. With higher income of $200 a week and consumption at $150 (assuming that the wealthier person does not have to spend as high a proportion of her income on necessities), the tax is $15 or 7.5% of the income. Direct taxes, in contrast, can be easily made progressive by varying the tax rates by income levels.

Overtime, the share of indirect taxes in total tax revenue tends to go down. Particularly, taxes on trade gradually lose their importance because of the opening of economies and trade agreements among nations. Also as the country develops, per capita income rises and the number of corporations grows, increasing the share of revenue generated by corporate and personal income taxes. As can be seen in the case of Vietnam, the share of direct tax in the total tax revenue increased from 31% in 1996 to 40% in 2000.

(Đường dẫn tới các bài trước được đăng trong mục Tin bài khác bên dưới)

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin mới