(KTSG Online) - Sau hơn 16 năm có hiệu lực, Luật năng lượng nguyên tử năm 2008 đã bộc lộ những bất cập, chưa phù hợp, đầy đủ theo quy định của pháp luật quốc tế. Đặc biệt là các vấn đề về bồi thường thiệt hại hạt nhân. Chính về thế, việc sửa đổi luật trở nên càng cấp thiết khi các dự án điện hạt nhân đang được Chính phủ tái khởi động.
1.1. Bồi thường thiệt hại hạt nhân
– Luật NLNT 2008 có quy định tại các điều từ 87 đến 91 về bồi thường thiệt hại hạt nhân.
– Không nên ghép thành 1 chương chung với “ứng phó sự cố”
– Không nên ghép các quy định về “thiết hại bức xạ” và “thiệt hại hạt nhân” chung trong các điều, cần làm rõ thế nào là thiệt hại bức xạ và thế nào là thiệt hại hạt nhân.
– Cần làm rõ trách nhiệm đền bù thiệt hại chỉ thuộc về tổ chức được cấp phép và trường hợp nào được miễn trách nhiệm
– Cần quy định rõ trách nhiệm đền bù trong trường hợp vận chuyển
– Cần quy định bổ sung mức đến bù, bỏ quy định về quỹ hỗ trợ để phù hợp với thông lệ quốc tế
– Nhà nước ta chưa ký điều ước quốc tế liên quan đến bồi thường hạt nhân. Tuy nhiên, các quy định trong Luật về bồi thường hạt nhân phải tuân thủ các nguyên tắc chung của quốc tế về bồi thường hạt nhân. Cùng với sửa Luật NLNT 2008, cần nghiên cứu đề xuất tham gia Công ước về bồi thường hạt nhân vì trong dự án lò nghiên cứu mới đã phải có quy định về vấn đề này trong Hợp đồng với đối tác Liên bang Nga rồi (Nga thì họ đã tham gia Công ước Viên về bồi thường hạt nhân).
– Các nguyên tắc chung của quốc tế về bồi thường hạt nhân:
+ Chủ cơ sở hạt nhân phải là người duy nhất chịu trách nhiệm bồi thường đối với các tổn hại hạt nhân do cơ sở của mình gây ra.
+ Trách nhiệm bồi thường cho dù không có lỗi vẫn quy cho chủ cơ sở hạt nhân.
+ Mức bồi thường là giới hạn về số lượng; Mức tối thiểu phải được nêu ra trong Luật (Luật NLNT lại đưa ra mức tối đa 150 triệu SDR) và trách nhiệm bồi thường cũng giới hạn về thời gian.
+ Chủ cơ sở phải duy trì việc mua bảo hiểm hoặc có giải pháp an ninh tài chính khác để đủ chi trả cho việc bồi thường thiệt hại hạt nhân.
+ Quyền xét xử duy nhất là thuộc về tòa án của quốc gia có cơ sở hạt nhân.
– IAEA cũng khuyến cáo Việt Nam nên chấp thuận Công ước CSC để bảo đảm tiếp cận được các quỹ quốc tế về bồi thường thiệt hại hạt nhân
Sự cố hạt nhân ở Nhật Bản là sự kiện rò rỉ phóng xạ tại nhà máy điện hạt nhân Fukushima Daiichi, xảy ra vào tháng 3 năm 2011 sau trận động đất và sóng thần tàn phá đất nước này.
Rò rỉ phóng xạ đã xảy ra, dẫn đến việc sơ tán hàng chục nghìn người trong khu vực xung quanh. Nhiều nước cũng đã lo ngại về an toàn thực phẩm và phóng xạ.
Mặc dù không có trường hợp tử vong trực tiếp từ phóng xạ, nhưng nhiều người đã phải chịu đựng các tác động tâm lý và sức khỏe lâu dài. Nước và đất trong khu vực bị ô nhiễm, ảnh hưởng đến hệ sinh thái và cư dân.
Chính phủ Nhật Bản và các công ty liên quan đã thực hiện nhiều biện pháp đền bù cho những người bị ảnh hưởng bởi sự cố hạt nhân Fukushima.
Hỗ trợ tài chính:
o Chính phủ và Tokyo Electric Power Company (TEPCO) đã cung cấp các khoản bồi thường cho người dân bị ảnh hưởng. Các khoản bồi thường này bao gồm chi phí di dời, thiệt hại về tài sản và thu nhập.
2. Hỗ trợ y tế:
o Các chương trình theo dõi sức khỏe và hỗ trợ y tế cũng đã được triển khai cho cư dân trong khu vực nhằm phát hiện sớm các vấn đề sức khỏe liên quan đến phơi nhiễm phóng xạ.
3. Đền bù tinh thần:
o Ngoài những khoản tài chính, có những nỗ lực để hỗ trợ tâm lý cho những người dân phải di tản hoặc chịu ảnh hưởng nặng nề từ sự cố.