Thứ hai, 30/12/2024
27 C
Ho Chi Minh City

Suy thoái kinh tế tác động mạnh đến thị trường bất động sản và lĩnh vực xây sửa nhà ở và vật liệu xây dựng

Kinh tế Sài Gòn Online

Kinh tế Sài Gòn Online

Kinh tế thế giới nửa đầu năm 2022 đã không thể có được đà phục hồi mạnh mẽ so với cùng kì như kì vọng, diễn biến tăng trưởng chậm lại đã bao phủ trên toàn cầu, trong đó đáng chú ý là các nền kinh tế phát triển. Mặc dù các quốc gia tiếp tục nỗ lực để phục hồi sau đại dịch Covid-19 nhưng xung đột Nga – Ukraine bắt đầu từ cuối tháng 2-2022 và hiện vẫn chưa có hồi kết đã đặt kinh tế toàn cầu vào những khó khăn mới. Cùng với đó, lạm phát và lãi suất cơ bản tăng cao đã “giáng một đòn nặng nề” đến thị trường bất động sản và lĩnh vực xây sửa nhà ở và vật liệu xây dựng toàn cầu.

Theo dự báo của Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) tại Báo cáo Triển vọng kinh tế tháng 9-2022, kinh tế toàn cầu sẽ chỉ đạt mức tăng trưởng khoảng 3% năm 2022 – thấp hơn khá nhiều so với con số 4,5% do OECD dự báo hồi tháng 12-2021. Trong khi đó, dự báo lạm phát hiện ở mức gần 9% tại các nước OECD vào năm 2022, gấp đôi so với dự báo trước đây. 

Khi lạm phát ở Mỹ đã tăng lên mức cao nhất trong 40 năm, Cục Dự trữ liên bang (FED) đã phải tiếp tục tăng lãi suất để đối phó. FED quyết định tăng lãi suất cơ bản thêm 0,75 điểm phần trăm (75 điểm cơ bản) lần thứ 3 liên tiếp, và là lần tăng lãi suất thứ 5 trong năm nay. Qua đó, biên độ lãi suất cơ bản được nâng lên trong khoảng từ 3 - 3,25%, cao nhất tính từ tháng 1-2008. Lãi suất ngân hàng tăng chóng mặt khiến thị trường bất động sản trên thế giới gặp khó khăn, rơi vào khủng hoảng. Doanh nghiệp bất động sản thường hoạt động chủ yếu trên nguồn vốn đi vay ngân hàng, bản thân người mua nhà cũng phải vay tiền, nên ngành này sẽ chịu tác động kép.

Sự biến động của nền kinh tế thế giới nói chung và thị trường bất động sản nói riêng đã có những tác động tiêu cực không nhỏ đến lĩnh vực xây sửa nhà ở và vật liệu xây dựng. Ảnh hưởng từ giá xăng dầu, chiến sự Nga – Ukraine, chính sách “Zero-COVID” của Trung Quốc…, đã gây gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu, khiến giá nguyên vật liệu xây dựng tăng đột biến. Giá hầu hết các loại VLXD tăng vọt làm nhiều người dân có nhu cầu xây dựng nhà cửa không khỏi đắn đo, tính toán. Lạm phát gia tăng trên toàn cầu cũng gây xói mòn thu nhập thực tế và mức sống của các hộ gia đình, thắt chặt chi tiêu và các hoạt động chưa thực sự cần thiết. Bên cạnh đó, việc tăng lãi suất để kiềm chế lạm phát cũng ảnh hưởng nghiêm trọng đến nhu cầu xây sửa nhà ở của người dân khi lãi suất cho vay tăng cao. 

Trong bối cảnh thị trường toàn cầu bị ảnh hưởng nghiêm trọng, doanh nghiệp thuộc ngành bất động sản và xây dựng của Việt Nam cũng “đứng ngồi không yên”. Trả lời phóng viên, đại diện Vicostone – doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực vật liệu xây dựng có hệ thống phân phối tại trên 50 quốc gia cho biết: “Kinh tế khó khăn do tác động của lạm phát hiện nay khiến cho hành vi tiêu dùng, quy mô tiêu dùng, thậm chí kì vọng tiêu dùng bị ảnh hưởng theo hướng thu hẹp, ảnh hưởng tiêu cực mạnh mẽ đến tốc độ tăng trưởng cho không chỉ cuối năm 2022, mà còn kéo dài sang cả năm 2023 đối với Vicostone”.

Không chỉ sụt giảm đơn hàng, Vicostone còn gặp nhiều khó khăn khi cạnh tranh về giá với các sản phẩm giá rẻ từ đối thủ trong ngành cũng như với các sản phẩm thay thế khác nói chung. Thời gian vừa qua, doanh thu từ các thị trường chính của Vicostone đều bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Theo thông tin doanh nghiệp này chia sẻ, kết quả kinh doanh hợp nhất ước tính quý 3-2022 doanh thu thuần, lợi nhuận trước thuế và lợi nhuận sau thuế ước tính lần lượt ước đạt 1.093 tỉ đồng, 235 tỉ đồng và 200 tỉ đồng.

Lũy kế 9 tháng năm 2022, Vicostone ước đạt 4.431 tỉ đồng doanh thu, 1.119 tỉ đồng lợi nhuận trước thuế và 941 tỉ lợi nhuận sau thuế.

Nhiều rủi ro với hoạt động kinh doanh trong bối cảnh nền kinh tế dự báo tiếp tục suy thoái mạnh

Theo dự báo của các tổ chức quốc tế, kinh tế thế giới sắp tới sẽ rất ảm đạm và có thể kéo dài đến các năm sau. OECD dự báo GDP toàn cầu sẽ tăng chậm lại, từ 2 - 3% vào năm 2023. Tại các nền kinh tế OECD, tăng trưởng được dự báo ở mức trung bình khoảng 2,7% năm 2022 và 1,6% năm 2023. Báo cáo Triển vọng phát triển kinh tế tháng 9-2022 của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) đã điều chỉnh giảm mạnh dự báo tăng trưởng của một số nền kinh tế, cụ thể dự báo tăng trưởng GDP 2022 của Mỹ giảm từ 3,9% xuống còn 1,6%, khu vực đồng Euro giảm từ 3,3% xuống 2,5%, Nhật Bản giảm từ 2,7% xuống 1,4%...  

Kinh tế suy thoái sẽ tiếp tục làm tình trạng bất ổn của thị trường bất động sản và xây dựng nghiêm trọng hơn. Ngành xây dựng toàn cầu vốn đã rơi vào trạng thái tê liệt, trì trệ bởi những hạn chế liên quan đến dịch Covid-19 và gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu. Do đó, không có gì đảm bảo việc giá các nguyên vật liệu dùng trong ngành công nghiệp xây dựng sẽ không tăng lên trong tương lai. Nếu điều này xảy ra, ngành xây dựng toàn cầu sẽ tiếp tục đối mặt với các rủi ro. Trong khi đó, theo báo cáo của công ty Freedonia (Mỹ), nhu cầu thị trường đá nhân tạo toàn cầu cho lĩnh vực countertop sẽ tăng trưởng trung bình CAGR có thể thấp hơn 4,8% trong giai đoạn 2019-2024, thấp hơn đáng kể so với con số của giai đoạn 2014-2019 là 11,8%. 

Trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế thế giới, hoạt động của các doanh nghiệp trong ngành bất động sản và xây dựng sẽ tiếp tục gặp nhiều khó khăn và trở ngại. 

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin mới