Thứ ba, 28/01/2025
27 C
Ho Chi Minh City

Tài nguyên thiên nhiên và phát triển kinh tế

Kinh tế Sài Gòn Online

Kinh tế Sài Gòn Online

Tài nguyên thiên nhiên và phát triển kinh tế

Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright

Bài 59:

Tài nguyên thiên nhiên và phát triển kinh tế

Tài nguyên là một phần quan trọng trong tổng vốn của một nước. Đất đai, rừng và nước cung cấp những yếu tố sản xuất thiết yếu. Cũng như máy móc và nhà cửa, trong quá trình sử dụng tài nguyên bị hao mòn và có thể mất hoàn toàn nếu không được tái tạo. Tài nguyên thiên nhiên còn có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ con người và của cải vật chất khỏi những tác động xấu của các chất ô nhiễm và độc hại tạo ra trong quá trình sản xuất.

Việc quá chú trọng vào đẩy nhanh tăng trưởng kinh tế dẫn đến khai thác quá nhanh rừng, thủy sản và đất đai, cũng như việc tạo ra nhiều chất ô nhiễm làm tổn hại đến chất lượng không khí, nước và đất đai. Điều này sẽ dẫn đến giảm sút năng suất và lan truyền các dịch bệnh ảnh hưởng đến sức khỏe của con người. Ở các nước như Ấn Độ và Trung Quốc, tổn thất này có thể chiếm đến 8-10% GDP.

Có ba yếu tố chính đằng sau vấn đề trên. Thứ nhất, người gây ô nhiểm là các cá nhân hay nhà máy không gánh chịu các chi phí mà ô nhiễm gây ra cho xã hội. Thứ hai, tài nguyên bị khai thác quá mức vì quyền sở hữu tài sản không được xác định rõ ràng, người ta thường không trả tiền hoặc trả rất ít cho việc sử dụng tài nguyên nên thường coi đó là miễn phí. Cuối cùng, một số chính sách có mục đích tốt của chính phủ cũng góp phần vào những vấn đề trên, ví dụ như trợ giá cao cho đầu vào của nông nghiệp hay để giá nhiên liệu và năng lượng thấp một cách giả tạo

Cách giải quyết? Áp dụng nguyên tắc “người gây ô nhiễm trả tiền” thông qua các loại thuế và định ra các chuẩn. Nhà máy phát điện phải chịu chi phí xử lý ô nhiễm không khí, nhà máy phân bón phải chịu trách nhiệm xử lý chất thải trước khi đổ vào nguồn nước và những người đi xe máy phải trả cho loại nguyên liệu sạch và cho các đợt kiểm tra xe định kỳ. Chính phủ nên xem xét kỹ việc trợ giá, giảm hay loại bỏ những khoản trợ giá “tồi”. Những ai sử dụng tài nguyên phải trả đúng giá và không thể được miễn phí.

English:

Natural resources and economic development

Natural resources constitute an important part of the overall capital of a country. Land, forest, and water provide vital factors of production. Just like machines and buildings, natural resources depreciate when used and may be totally lost unless allowed to regenerate. Natural resources play another critical role: protecting human beings and physical capital from adverse impact of pollutants and toxic substance generated during the production process.

Overemphasis on quick economic growth leads to excessive exploitation of forests, fisheries and soil and over production of pollutants that damage the quality of air, water and land. Over time, this leads to a loss in productivity and spread of diseases affecting people’s health. In countries like India and China, this loss may add up to 8-10% of GDP.

There are three main factors behind this problem. First, the cost of pollution generated by individuals or factories on society is not borne by the polluters. Second, natural resources are over-exploited because the property rights are not well defined, people often pay zero or very low price and treat them as free goods. Finally, some well-intentioned government policies such as high subsidies on agricultural inputs, artificially low prices of fuel and energy, enhance these problems.

The solution? Adopt the “Polluter Pays” principle through taxes and setting standards. The power plant should bear the cost of lowering air pollution, the fertilizer factory should be made responsible for treating the pollutants before they get into water system and the motorbike users should pay for clean fuel and periodical inspections of their bikes. Governments should closely examine subsidies and reduce/remove “bad” subsidies so that those who use the natural resources pay the actual price.

(Đường dẫn tới các bài trước được đăng trong mục Tin bài khác bên dưới)

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin mới