(KTSG Online) - Chính phủ vừa ban hành nghị định số 122/2024/NĐ-CP quy định chi tiết về hoạt động thương mại biên giới và phương thức thanh toán trong hoạt động này, có hiệu lực từ ngày 1-12.
- Pháp trở thành Đối tác chiến lược toàn diện thứ 8 của Việt Nam
- Bộ Tài chính quy định chi tiết về quản lý tài chính các dự án đầu tư công
Theo quy định, có ba phương thức thanh toán được áp dụng cho hoạt động thương mại biên giới, gồm thanh toán qua ngân hàng, thanh toán bù trừ giữa hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu với hàng hóa, dịch vụ nhập khẩu và thanh toán bằng tiền mặt, TTXVN đưa tin.
Tuy nhiên, việc thanh toán bằng tiền mặt chỉ được chấp nhận trong một số trường hợp giao dịch đặc biệt, chủ yếu liên quan đến cư dân biên giới.
Nghị định mới cũng bổ sung quy định về chất lượng hàng hóa để đảm bảo an toàn cho người tiêu dùng. Theo đó, hàng hóa giao dịch qua biên giới phải đáp ứng các yêu cầu về truy xuất nguồn gốc và chất lượng theo đúng quy định.
Quy định mới xác định rõ những người được phép tham gia hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa tại chợ biên giới, bao gồm công dân Việt Nam cư trú tại khu vực biên giới và người nước ngoài có đủ điều kiện, giấy tờ tùy thân.
Trong năm 2029, Bộ Tài chính báo cáo Chính phủ xem xét điều chỉnh lại chính sách miễn thuế đối với hàng hóa nhập khẩu theo hình thức mua bán, trao đổi hàng hóa của cư dân biên giới.
Kể từ năm 2029, cư dân biên giới bắt buộc phải có mặt trực tiếp để hoàn tất thủ tục hải quan khi mua bán, trao đổi hàng hóa qua biên giới. Còn từ đầu năm 2030, tất cả các hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa phải được thực hiện tại các cửa khẩu chính thức, bao gồm cả cửa khẩu quốc tế, cửa khẩu chính, cửa khẩu phụ và các lối mở biên giới đã được cấp phép.